- Vì sao Hà Nội chưa thể chốt quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.- Nhìn lại năm 2020: Năm đầu tiên lực lượng QLTT thay đổi cách thức kiểm tra kiểm soát thị trường, “đánh" trọng tâm vào các "tụ điểm" hàng giả”.- Loạt bài: “Ngân hàng kéo chủ tàu 67 ở Bình Định ra Tòa đòi nợ” – Phần 2 với nhan đề: Ra Tòa vẫn chưa có hồi kết”.-Ngành âm nhạc Anh gặp khủng hoảng nghiêm trọng do dịch bệnh Covid-19.- Thách thức nào chờ đợi Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ?
Từ lâu, quy hoạch hai bên bờ sông Hồng luôn là vấn đề được người dân Thủ đô đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, đến nay, mong muốn đó vẫn chưa thành hiện thực vì nhiều lý do khác nhau. Và với những gì đang diễn ra cho thấy, ngày về đích của đề án vẫn chưa thể đoán định. Tìm hiểu nội dung này, phóng viên Huy Nam có phóng sự “Vì sao Hà Nội chưa thể “chốt” được quy hoạch hai bờ sông Hồng?”. Phần đầu của phóng sự có nhan đề “Chậm quy hoạch hai bờ sông Hồng, nhiều diện tích đất đang ngoài tầm kiểm soát?”. Mời qúy vị và các bạn cùng nghe!
-Đến nay cả nước có 61/ 78 cơ quan, tổ chức, địa phương hoàn thành sắp xếp, quy hoạch báo chí theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ. - Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong năm nay. - Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường về những giải pháp chính hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao.- Hôm nay nhiều tỉnh thành phố phía Bắc chìm trong giá rét. -QH Mỹ vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật quốc phòng.- Philipin mở rộng lệnh tạm cấm nhập cảnh với công dân 21 quốc gia và vùng lãnh thổ để ngăn chặn sự lây lan biến thể mới của virut sars-cov2.
- Phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo, lòng đất, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của chúng ta.- Tổng biên chế công chức năm 2021 của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là gần 250 nghìn người.- Nghị định 98 của Chính phủ tăng mức xử phạt đến 200 triệu đồng đối với hoạt động kinh doanh hàng xách tay có giá trị đến 100 triệu đồng mà không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan liệu có ngăn được hàng lậu núp bóng hàng xách tay.- Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch xuất viện sau 3 ngày điều trị virus SARS-CoV-2.- Bất chấp phản đối từ Ai Cập và Sudan, Ethiopia tuyên bố, đập thủy điện Đại Phục Hưng sẽ bắt đầu sản xuất điện vào đầu tháng 12 tới.
Rác thải chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại từ nguồn và sử dụng công nghệ xử lý phù hợp. Chính vì vậy, cần tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi, phù hợp là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này. Bài cuối trong Loạt bài “Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ” có nhan đề: "Đi tìm lời giải cho bài toán xử lý rác thải".
Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương từ nhiều năm nay. Không chỉ là bị động, lạc hậu trước nhu cầu phát triển, ở không ít địa phương, dù đã chủ động xây dựng được quy hoạch thì lại gặp vướng mắc trong việc triển khai mô hình xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt. Trong khi, các bãi chôn lấp đã kín, nhà máy quá tải, tạo nên áp lực ngày càng lớn ở nhiều địa phương. Từ câu chuyện cụ thể của Hà Nội cho thấy, nếu không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải sẽ tiếp tục là một nguy cơ lớn đe dọa môi trường và cả sự phát triển bền vững của đô thị. Phóng viên Quang Huy có loạt bài: "Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ" . Bài 1 có nhan đề: "Nỗi lo “vỡ trận” rác thải".
- Quy hoạch để báo chí phát triển lành mạnh và hiệu quả.- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thành lập Ủy ban độc lập đánh giá công tác xử lý dịch COVID-19.- Lời khuyên hữu ích cho các sĩ tử chuẩn bị bước vào kỳ thi vào lớp 10.- Làm thế nào xử lý dứt điểm tình trạng karaoke loa kéo gây ồn ào tại khu dân cư?- Vở cải lương “Chuyện tình Khau Vai” phiên bản mới công diễn tại Hà Nội!- Australia bắt đầu thử nghiệm 1 loại vắc-xin tiềm năng có thể chống Covid-19 trên người.
Trải qua thời gian khá dài, báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có những thời điểm, số lượng các cơ quan báo chí quá nóng ở cả 4 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và nhất là báo điện tử. Chính vì vậy, ngày 3/4/2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Triển khai quyết định, ngày 4/6/2019, Bộ TT&TT đưa ra kế hoạch triển khai việc sắp xếp các cơ quan báo chí. Trải qua 95 năm hình thành và phát triển, hiện nền báo chí cách mạng của nước ta đang thực hiện rốt ráo vấn đề tái cơ cấu báo chí, hay nói cách khác là quy hoạch báo chí. Đây được xem là cơ hội để báo chí phát triển đúng hướng, chính quy, bài bản, lành mạnh hơn, tránh chồng chéo, lãng phí và góp phần ngăn chặn được những vi phạm trong hoạt động báo chí. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc quy hoạch báo chí, cùng bàn luận với khách mời là ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Quy hoạch để báo chí phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn.- Lúng túng xử lí tình trạng karaoke loa kéo gây nhiều bức xúc ở TPHCM.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chia rẽ sâu sắc về vấn đề Syria: Sẽ tác động xấu đến ổn định khu vực?- Thị trường bất động sản "phân lô bán nền" và câu chuyện quản lý.- WHO thành lập Ủy ban độc lập đánh giá công tác xử lý dịch COVID-19.
Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam cũng là thời điểm nước ta đang tái cơ cấu báo chí hay nói cách khác là quy hoạch báo chí. Đây được xem là cơ hội để báo chí phát triển đúng hướng, chính quy, bài bản, lành mạnh hơn, tránh chồng chéo, lãng phí và góp phần ngăn chặn được những vi phạm trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, sự thay đổi về quy mô hoạt động, tôn chỉ mục đích, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nhiều cơ quan báo chí. Vậy quy hoạch báo chí tác động thế nào đến người làm báo? Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)