Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em học ở trường Quốc tế và Tư thục ở TP.HCM bức xúc, khiếu nại vì nhà trường vẫn thu đủ, thu đúng, thậm chí còn thu vượt mức số tiền thông báo. Sau nhiều lần kiến nghị, khiếu nại đến nay giữa các nhà trường và phụ huynh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Phóng viên thường trú tại TP.HCM đã tìm hiểu về vấn đề này:
- ASEAN trong kế hoạch trở thành trung tâm tài chính quốc tế của Hàn Quốc.- Nội các Thái Lan thông qua kế hoạch tái cấu trúc Thai Airways.
- Kỉ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Thủ tướng phê duyệt đầu tư Dự án nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.- Công bố chỉ số Cải cách hành chính: Ngân hàng Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu. Ở chiều ngược lại, Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Bến Tre đứng cuối bảng xếp hạng.- Cuộc khẩu chiến giữa Mỹ - Tổ chức Y tế Thế giới - Trung Quốc tiếp tục leo thang khi Tổng thống Mỹ cảnh báo: cắt vĩnh viễn ngân sách cho WHO và rút khỏi tổ chức này, trong khi đó Trung Quốc mong muốn WHO mở một cuộc điều tra trung lập, khách quan về dịch Covid-19.
- Nhiều hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Tại Huế diễn ra Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với các hoạt động Thanh niên làm theo lời Bác.- Hàng chục nghìn công nhân của tỉnh Bình Dương chưa được triển khai các thủ tục cần thiết để được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. PV Đài TNVN trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này.- Thị trường bảo hiểm xe tại thành phố Hồ Chí Minh sôi động sau khi lực lượng cảnh sát giao thông ra quân tổng kiểm tra các phương tiện giao thông.- Trung Quốc và Hàn Quốc tham vấn Nhật Bản về việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với những người đi lại vì mục đích kinh doanh nhằm hỗ trợ khôi phục hoạt động thương mại. Trong khi đó, Thái Lan vừa gia hạn lệnh cấm các chuyến bay quốc tế thêm một tháng, đến ngày 30/6 tới.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối diện nhiều sóng gió trên mọi lĩnh vực song vẫn bị ràng buộc bởi những lợi ích chiến lược lâu dài của cả hai quốc gia.
Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Song, có những sự xáo trộn mà dịch bệnh gây ra đối với các mối quan hệ quốc tế, nếu không nhanh chóng được giải quyết thì cũng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường cho thế giới. Tiếp tục chuyên mục “Thế giới hậu đại dịch”, Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ bàn câu chuyện: thế giới sẽ rất khác trong cách ứng xử xã hội và các mối quan hệ quốc tế, với góc nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành để chuẩn bị Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.- Tại cuộc họp sáng nay, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đề xuất không bắt buộc đeo khẩu trang trong lớp học và từ 0 giờ ngày mai dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách chỗ ngồi trên tàu bay và cho phép tăng tần suất trên các đường bay nội địa.- Cảnh báo nắng nóng gây nguy cơ cháy rừng tại nhiều địa phương.- Mỹ và Anh bắt đầu đàm phán thương mại sau khi Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).- Các bên đối địch tại Libya vẫn xảy ra giao tranh, bất chấp những lời kêu gọi ngừng bắn quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính quyền Libya giao nộp các cá nhân vi phạm theo đề nghị của Tòa án hình sự quốc tế.
Từ 1/5/2020, cơ quan chức năng Trung Quốc đã thí điểm gắn biển số điện tử cho phương tiện nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Phản ánh của Hoàng Khánh, phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc.
- Các nước và Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.- Báo chí quốc tế tiếp tục phân tích thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19; khẳng định vai trò, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Cuộc tuần hành hàng năm nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5 thường thu hút hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới tham gia, nhưng năm nay do dịch Covid-19 khiến những hoạt động này cũng bị hạn chế. Mặc dù vậy, người lao động ở nhiều nước trên thế giới bằng mọi cách vẫn tổ chức các hoạt động kỷ niệm vì đối với họ, đây là thời điểm quan trọng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong bối cảnh đại dịch đang khiến hàng triệu người trên thế giới mất việc làm.
- Thế giới đang trải qua thảm họa của dịch Covid-19, vì vậy, ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay càng có ý nghĩa hơn khi vì quyền sống, quyền làm việc của người lao động, đặc biệt là lao động nghèo.- Các nền kinh tế lớn của thế giới, cũng là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam vẫn đang là những “tâm dịch”, Việt Nam phải làm gì để phát triển kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới”?- Việt Nam đã có thể tự chủ được hoàn toàn xét nghiệm Covid-19 với sinh phẩm do chính mình sản xuất khi tiếp tục công bố nghiên cứu thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh) với độ nhạy, độ chính xác lên tới 95%.- Trung Quốc hạ cấp độ ứng phó dịch Covid-19 trên toàn quốc.- Chủ tịch Cuba hối thúc nhà chức trách Washington nhanh chóng điều tra làm rõ vụ tấn công bằng súng vào Đại sứ quán nước này tại Mỹ.
Đang phát
Live