- Iraq tái tạo di sản bằng công nghệ thực tế ảo.- Cô bé Malaysia 9 tuổi may quần áo bảo hộ giúp các y bác sĩ chống dịch Covid-19.
- Nhiều nội dung chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN.- Dịch Covid-19 thổi bay thành tựu xoá đói giảm nghèo của Indonesia.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Luật Cư trú, một trong những chính sách lớn của dự án Luật là thay đổi phương thức quản lý cư trú, bỏ các quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân. Nội dung này nhận được nhiều ý kiến khác nhau.- Hội nghị trực tuyến Nhóm làm việc quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN, nhằm thúc đẩy các sáng kiến của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN và chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN diễn ra ngày 15/5 này.- Đợt giảm giá điện đầu tiên được thực hiện trên toàn quốc với hơn 28 triệu khách hàng, tổng số tiền hỗ trợ từ việc giảm giá điện ước tính gần 11.000 tỷ đồng.- Liên minh Châu Âu (EU) kêu gọi các nước sẵn sàng cho tình huống một làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại khu vực này.- Nhiều công ty rời khỏi Trung Quốc - Các quốc gia khu vực trải thảm đón các nhà đầu tư.
Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Australia với Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn trả đũa thương mại, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ một số công ty Australia, đe dọa áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia trong khi Australia không loại trừ khả năng đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hữu Tiến, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia đưa tin.
- Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân sắt son niềm tin với Đảng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.- Ngư dân Việt Nam không nao núng trước lệnh cấm biển của Trung Quốc.- Lực lượng Kiểm ngư sẵn sàng hỗ trợ, làm điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi.
- Bộ Tài chính lập tổ nghiên cứu tài sản ảo, tiền ảo để tăng cường quản lý.- Thị trường vốn thanh khoản dồi dào, đáp ứng nhu cầu của thị trường.- Vietnam Airline dự kiến phục hồi toàn bộ đường bay nội địa vào tháng 6 tới.
Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông… Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Sau thời gian nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid 19, những quán nhậu ở Thủ đô đông đúc trở lại và không có những biện pháp phòng dịch thiết yếu. Thậm chí, nhiều người sau khi sử dụng rượu bia còn điều khiển phương tiện cá nhân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông, bất chấp Nghị định 100 của Chính phủ. Ghi nhận của phóng viên Thủy Tiên tại một quán bia trên đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội:
- Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người mất tích trong vụ lật thuyền ở Quảng Nam.- Việt Nam hỗ trợ 140.000 khẩu trang y tế dành tặng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.- Nâng cấp về quản trị các doanh nghiệp là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, để nền kinh tế có thể bứt phá trong thời gian sau dịch COVID-19.- Ấn Độ triển khai chiến dịch hồi hương hàng nghìn công dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.- Các nhà khoa học Trung Quốc vừa nhận định virus SARS-COV-2 có thể được tạo thành từ sự tái tổ hợp bộ gen giữa hai loại vi rút có trên dơi và tê tê.
Chất thải thực phẩm là một vấn đề đáng quan tâm của toàn cầu, trong bối cảnh ở các thành phố lớn, quỹ đất ngày càng hạn chế, các bãi rác ngày càng quá tải khiến cho vấn đề môi trường trở nên nghiêm trọng. Việc theo đuổi các mô hình nhà hàng không rác thải thực phẩm được xem là một giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ môi trường. Cùng ghé thăm một quán cafe không chất thải thực phẩm đầu tiên ở Hong Kong, Trung Quốc, nơi đang hướng tới việc nâng cao nhận thức của người dân về việc đóng góp bảo vệ hành tinh xanh.
Đang phát
Live