Thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam song hàng hóa thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường CPTPP vẫn mang thương hiệu nước ngoài. Đây là thông tin đáng chú ý được các chuyên gia đề cập tại Tọa đàm “Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP” do Tạp chí Công Thương thực hiện sáng nay, 27/09:
Du lịch là một trong những lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất vì đại dịch Covid19. Đến nay, toàn ngành đã và đang nỗ lực phục hồi, với nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hay startup du lịch không nhiều như trước, cho thấy, ngành còn nhiều thách thức tăng trưởng. Các công ty, doanh nghiệp du lịch-lữ hành, đặc biệt cộng đồng khởi nghiệp nội ngành cần có tâm thế như thế nào để không chỉ hỗ trợ tiến trình phục hồi, mà thúc đẩy ngành công nghiệp “không khói” tăng trưởng và tăng trưởng xanh-bền vững? Vũ Thị Thái An – CEO Nền tảng công nghệ du lịch Tubudd và ông Đào Trọng Kiên – Phó Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch Châu Á bàn luận, chia sẻ nội dung này
Trong bối cảnh doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường, sản xuất xanh được xem là một trong những giải pháp dài hạn để thu hút đơn hàng. Như với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, đẩy nhanh tốc độ "xanh hóa" đang trở thành mục tiêu của ngành để tìm kiếm đơn hàng.
Thời gian qua, số lượng Hợp tác xã không ngừng tăng lên, doanh thu và thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX dần được cải thiện, giúp nâng cao đời sống kinh tế hộ thành viên, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị cho xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển khu vực kinh tế tập thể tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ đa số còn yếu, cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật của HTX nghèo nàn. Các thách thức này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với khu vực kinh tế tập thể cần thay đổi, phát huy các lợi thế và vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào hoàn thiện chính sách để phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của Việt Nam.
Sáng nay (21/9), Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP.HCM (VOV TP.HCM) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 35 năm thành lập (tháng 9/1988 – tháng 9/2023). Tham dự có ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Phó Tổng Giám đốc VOV Trần Minh Hùng; lãnh đạo Quân khu 7, lãnh đạo các sở, ban ngành TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Đặc biệt là đông đảo các thế hệ cán bộ, nhân viên của Cơ quan thường trú.
Người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống xanh và có xu hướng lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu có chiến lược phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích của cộng đồng, quan tâm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Theo số liệu thống kê, có tới 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Do đó, nâng cao vị thế hàng Việt theo hướng xanh, phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu là hết sức cần thiết. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về chủ đề này, BTV Anh Tú có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn An Thịnh -giảng viên cao cấp, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
“Thị trường bất động sản phía nam cơ hội nhiều hơn từ các dự án hạ tầng lớn như sân bay Long Thành, Vành đai 3”. Đây là nhận định của chuyên gia tại hội thảo “Bất động sản phía Nam đón đầu cơ hội phát triển hạ tầng” diễn ra sáng nay.
“Trong bối cảnh mới, sự phát triển của hợp tác xã phải đối mặt với rất nhiều thách thức đòi hỏi khu vực kinh tế tập thể cần có sự thay đổi, phát huy các lợi thế liên kết, cùng nhau hợp tác lại để tăng quy mô, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững”- Đó là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo Luật Hợp tác xã 2023 và những định hướng chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào sáng nay tại Hà Nội. PV Xuân Lan thông tin:
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.- Bạc Liêu lần đầu tiên phát triển giống lúa BL9 có khả năng chịu mặn ở nồng độ hơn 4‰.- Ba người tử vong do bạch hầu, Bộ Y tế yêu cầu phát hiện sớm để cách ly, điều trị kịp thời.- Liên hoan phim tài liệu Việt Nam – Châu Âu diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ ngày 22 đến ngày 28/9.- Catar xác nhận số tiền trị giá 6 tỷ USD bị phong tỏa của Iran đã được chuyển đến các tài khoản ngân hàng tại Đôha. Động thái này sẽ mở đầu cho cuộc trao đổi tù nhân giữa Mỹ và Iran.
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Kế hoạch số 225, về việc phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 – 2025. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, công nghệ trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI), công nghệ chuỗi khối (công nghệ blockchain), công nghệ Internet vạn vật (công nghệ IoT) sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số tỉnh, phát triển kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống quản trị số địa phương và năng lực quản trị. Tin của PV Sỹ Đức
Đang phát
Live