Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã vận động và tạo mọi điều kiện để người dân chuyển đổi đất trồng ngô, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây mới có giá trị kinh tế cao như Hồng giòn không hạt, Lê Tai nung.... Các loại cây này đều đã được các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu, trồng thử nghiệm trước khi chuyển giao cho bà con nông dân. Những nương đồi cây trái trĩu quả cho thấy sự đổi thay trong phát triển kinh tế ở huyện 30a còn nhiều khó khăn này. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN thường trú Tây Bắc:
Gần 20 năm qua, Nhà nước đã thực hiện miễn, thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cho hàng chục triệu đối tượng. Chính sách ưu việt này đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và đã mang lại một diện mạo mới cho nông thôn. Vì thế, khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự thảo Nghị quyết về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025, đại biểu biểu và cử tri cả nước đồng tình ủng hộ và đánh giá cao tính nhân văn của chính sách này.
- Những mô hình hay giúp phụ nữ phát triển kinh tế.- Làng Phù Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vươn lên thoát nghèo nhờ nghề truyền thống.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
- Xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối năm - Biến “nguy” thành “cơ”.- Vùng xoài Yên Châu, Sơn La xuất khẩu 30 tấn đầu tiên sang Trung Quốc.- Không chủ quan với sâu bệnh cuối vụ lúa Đông Xuân ở miền Bắc.- Đến với vùng đất Tiền Giang, nơi những người nông dân phát triển nông nghiệp trên cánh đồng lớn.
- Bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa 12 nhận được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ đảng viên và nhân dân cả nước.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị.- Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ nổ tại số nhà 32 Cửa Nam, Hà Nội khiến 3 người bị thương.- Liên minh châu Âu và Anh bước vào vòng đàm phán thương mại thứ ba hậu Brexit.- Một số nước triển khai mô hình “bong bóng du lịch”. Trong ngắn hạn, đây có thể là mô hình để kích thích tăng trưởng du lịch trong khu vực.
Quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu. Trong thời kỳ hội nhập, công nghệ số và đại dịch, doanh nghiệp càng cần phải xây dựng chiến lược quản trị doanh nghiệp chất lượng và bền vững hơn. Cùng các chuyên gia bàn sâu về vấn đề này với chủ đề: Quản trị doanh nghiệp - tăng chất lượng và phát triển bền vững- những bài học vượt khó qua đại dịch.
- Các nhà khoa học nước ta nỗ lực tìm cách phát triển nhanh vaccine phòng chống bệnh Covid-19. Vắc-xin bước đầu thử nghiệm trên chuột, song để thương mại hóa còn cần nhiều bước và phối hợp các bên.- Học sinh một số cấp học trên cả nước trở lại trường sau thời gian nghỉ dài chống dịch, tuân thủ nghiêm các yêu cầu kiểm soát y tế.- Hội Nghề cá Việt Nam gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động phá rừng tại Kon Tum.- Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và bị cáo Phan Văn Anh Vũ cùng đồng phạm trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản tại Đà Nẵng.- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ấn Độ bắt đầu đợt phong tỏa toàn quốc giai đoạn 3 nhằm khống chế đại dịch. Trong khi, Nhật Bản quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tới hết tháng này.- Quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nắm trong tay những bằng chứng cho thấy virus Sars-CoV-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Hiện nay cả nước đã có gần 24.000 HTX, riêng khu vực nông nghiệp có 15.600 HTX, chiếm đến 65% tổng số HTX cả nước. Ngày 09/03/2020 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW đã đánh giá: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới... Tuy nhiên, liên tiếp thời gian gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 32-NQ/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, H. Gia Lộc, T. Hải Dương cùng bàn về nội dung này với chủ đề: “Để HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Đang phát
Live