Trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức. Song, bên cạnh những thách thức, cũng xuất hiện nhiều cơ hội phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế này. Hơn 3 năm trước, ngày 17/11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP đề ra tầm nhìn tới năm 2100, mục tiêu tới năm 2050 định hướng chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng", đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, khu vực ĐBSCL đã đạt được những thành quả gì, cũng như làm thế nào để tiếp tục phát triển ĐBSCL một cách bền vững trước tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là nội dung câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người đã có rất nhiều năm gắn bó với “vùng đất chín rồng”.
Những chủ trương và chính sách điều hành linh hoạt, chuẩn xác, kịp thời của Đảng và Chính phủ đã đưa Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò là trung tâm của dòng chảy thương mại, tự cường trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đặt ra câu hỏi về hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế truyền thống, khi mà các yếu tố về thiên nhiên, môi trường, con người chưa được chú trọng đúng mức. Trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, ngày Xuân Tân Sửu, mời quý vị và các bạn cùng nghe những nhận định, phân tích của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về quá trình thúc đẩy và những thách thức phát triển mô hình kinh tế xanh, phát triển bền vững, để phát triển kinh tế xanh lan tỏa đến từng người dân, gia đình và doanh nghiệp.
- “Phồn vinh - Hạnh phúc” là mục tiêu tối thượng của Đảng và Nhà nước ta khi triển khai các giải pháp phát triển đất nước trong năm Tân Sửu và trong nhiều thập kỷ tới.- Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.- Tại Hải Dương, 75 cháu bé Trường Mầm non Bạch Đằng cách ly tập trung do liên quan tới bệnh nhân mắc Covid-19 được về nhà ăn Tết cùng gia đình.- Mỹ và châu Âu điều chỉnh chương trình vắc-xin để đối phó với những biến thể mới của virus Sars CoV-2.- Nhóm chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới gần như loại bỏ giả thuyết, virus gây ra đại dịch lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Đây được xem là thắng lợi đối với Trung Quốc bởi suốt thời gian qua, nhiều nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại vì COVID-19.- Malaysia gia hạn lệnh giới nghiêm tại bang Sabah nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố.
- Doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục hoàn thành mục tiêu “kép” năm 2021.- Đến năm 2030, hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia mới.- Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng: ngăn ngừa, hạn chế tín dụng đen.
- Sóc Trăng nông dân khẩn trương chăm sóc rau màu đón Tết. - Vĩnh Phúc: Khoa học công nghệ là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp. - Kiến Thiết, Hải Phòng: Nông thôn mới thành công, ấm no từ những cánh đồng. - Gieo mạ khay, cấy máy – Hiệu quả trong sản xuất lúa vụ đông xuân.
Với tất cả các đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, nếu như ngày đầu khai mạc là tâm trạng vinh dự, phấn khởi xen lẫn hồi hộp thì hôm nay, các đại biểu phấn khởi và hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc vì những ý kiến tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của mình đã đóng góp vào thành công chung của Đại hội, đặc biệt là đã bầu ra một Ban chấp hành Trung ương khóa mới, được đảng viên và nhân dân đánh giá là tiêu biểu cho trí tuệ của Đảng; một Ban chấp hành đoàn kết, có sự kế thừa và phát triển. Hạnh phúc hơn cả là người đứng đầu Đảng ta – Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – người tiêu biểu cho đạo đức và trí tuệ của Đảng, được nhân dân và đảng viên cả nước tin yêu, tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Tổng Bí thư khóa mới. Nhóm phóng viên Đài TNVN ghi lại ý kiến của các đại biểu trong phiên bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng:
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã phát biểu, Đổi mới sáng tạo đã trở thành chìa khóa thành công, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia. Đổi mới sáng tạo là cuộc chơi mà mỗi quốc gia đều mặc định có mình trong đó, mà Việt nam không phải ngoại lệ. Thực tiễn trong 20 năm qua đã chứng minh đổi mới sáng tạo có vai trò, động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (13) cũng nêu rõ, Việt nam sẽ tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam,thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế đất nước".khách mời tham dự Diễn đàn là Ông Nguyễn Hoa Cương –Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư và Ông Nguyễn Hoàng Hiệp- Giám đốc điều hành Hitachi Systems Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ người tài… Đó là một trong 3 đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII đã đề ra và được Đại hội lần thứ XIII của Đảng bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới, để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu trong giai đoạn tới. Đại diện giới trí thức cho rằng, đây là định hướng hoàn toàn đúng đắn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước ta mà Đại hội đã đề ra. Ghi nhận của Pv Minh Hường.
Tiếp tục chương trình làm việc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các đại biểu thảo luận tại đoàn về các văn kiện Đại hội. Bên lề đại hội, các đại biểu bày tỏ nhất trí, đánh giá cao các nội dung định hướng và mục tiêu phát triển đất nước mà báo cáo chính trị trình đã đề ra tại Đại hội. Ghi nhận của nhóm phóng viên Uông Huyền, Văn Hải, Nguyên Nhung:
Bắc Giang – Tập trung khắc phục hạn trong vụ đông xuân 2020 – 2021 - Xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, câu chuyện của đổi mới và sáng tạo - Bài toán phát triển bền vững HTX nông nghiệp
Đang phát
Live