Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57,3 %. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với lồng ghép các chính sách của Trung ương, của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái còn ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, cũng như tuyên truyền, vận động giúp đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, qua đó đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc.
Ngày 3/7, tại Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và UBND TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) giai đoạn 2021 -2023; Giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023-2025 và định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương và lãnh đạo 13 tỉnh/thành phố thuộc Chương trình MTQG.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne khẳng định sẽ xử lý nghiêm các đối tượng gây ra bạo loạn và tấn công các cơ quan công quyền và nhà riêng của các nghị sĩ. Bộ Nội vụ Pháp cho biết sẽ tiếp tục duy trì lực lượng lớn cảnh sát và hiến binh để ngăn ngừa bạo loạn trong bối cảnh tình hình đã được cải thiện so với những người trước đó.
Tình hình nước Pháp đã tạm thời ổn định trở lại sau khi nhà chức trách nước này triển khai hàng chục nghìn cảnh sát và nhân viên an ninh trên toàn quốc. Tuy nhiên, những bất ổn tại Pháp đã khiến Tổng thống Pháp buộc phải hủy chuyến thăm Đức đã được lên kế hoạch trước.
Bạo loạn đã lan rộng trên toàn nước Pháp sau vụ một cảnh sát nổ súng sát hại một thiếu niên 17 tuổi ở ngoại ô Paris. Các hoạt động giao thông công cộng đã bị cấm sau 21h địa phương trong các sự kiện lễ hội, tập trung đông người cũng bị huỷ bỏ.
Ngoại ô phía Tây thủ đô Paris và một số thành phố lớn tại Pháp tiếp tục chứng kiến bạo loạn lan rộng sau vụ một cảnh sát nổ súng sát hại một thiếu niên 17 tuổi tại thành phố Nanterre. Chính phủ Pháp đã phải kích hoạt cơ quan chống khủng hoảng và tăng cường an ninh tại nhiều thành phố trước nguy cơ bạo lực gia tăng.
Doanh nghiệp “liệu cơm gắp mắm” trong phát triển bền vững.- “Sức khỏe" doanh nghiệp suy giảm - Cần giải pháp hỗ trợ phù hợp là nội dung cuộc phỏng vấn giữa phóng viên chương trình với Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Pháp, ngày 27/6, Đoàn đại biểu cấp cao TP.HCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, làm trưởng Đoàn, đã đến thăm và làm việc với Hội đồng Doanh nghiệp Pháp (MEDEF) tại thủ đô Paris để kết nối doanh nghiệp Pháp có nguyện vọng đầu tư, kinh doanh tại thành phố và đặc biệt là tham gia Đề án Quy hoạch phát triển bờ kè sông và Kinh tế dịch vụ hành lang sông Sài Gòn.
Dự báo tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ra nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục diễn ra. Với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều giải pháp về chính sách đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài cần có thêm những giải pháp đột phá hơn nữa, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Trong bài 3 - bài cuối của loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh, Phương Thoa đề cập những giải pháp phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã rốt ráo vào cuộc với rất nhiều các chính sách mang tính cấp bách và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được triển khai nhanh, quyết liệt, hiệu quả thì vẫn có những chính sách khi triển khai thực hiện lại vấp phải vô vàn khó khăn, doanh nghiệp và người lao động vẫn không thể tiếp cận được. Trong bài 2 của loạt bài “Giải bài toán tạo việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa tiếp tục có bài viết thứ hai với nhan đề “Nhiều giải pháp nhưng vẫn bị vướng”.
Đang phát
Live