Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Nhiều tỉnh thành đang tiếp tục triển khai chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phải chịu tác động nặng nề từ dịch. Chuỗi cung ứng đe dọa bị đứt gãy… Yếu tố bất định, khó lường của dịch bệnh tiếp tục chao đảo nhiều nền kinh tế trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam ta. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đang hết sức nỗ lực để khống chế và đẩy lui dịch Covid 19. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) diễn ra tuần qua, Chính phủ đã bàn những nội dung hết sức quan trọng, thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thảo luận Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025; Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; tình hình và các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19; một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại năm 2021. Đây là những điều xã hội hết sức quan tâm, kỳ vọng vào Chính phủ, thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong nhiệm kỳ này. Giáo sư Tiến sỹ Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
Phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 theo hình thức trực tuyến với các địa phương trên toàn quốc diễn ra vào sáng nay (11/8), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sẽ quyết tâm xây dựng Chính phủ khóa XV đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
Đoàn kết - sức mạnh nội sinh để vượt qua Covid 19.- Những nhận định về thị trường hàng hóa trong nước và thế giới trước phiên giao dịch ngày hôm nay.- Nguy cơ Afganistan thất thủ sau khi Mỹ rút quân.- Ngân hàng Nhà nước khẳng định chưa giảm lãi suất điều hành ở thời điểm này.
Tại một số địa phương ở Đồng Tháp, các Tổ nhân dân tự quản đã phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành tốt Chỉ thị số 16 của Thủ tướng chính phủ; “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” rà soát từng trường hợp F1, F2, nhắc nhở người dân cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, qua đó cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các đại biểu đề nghị Chính phủ có thêm nhiều giải pháp mới để hỗ trợ người dân và doanh nghiêp.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công An) và PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện CT-QG Hồ Chí Minh) bàn luận về vấn đề này.
Trong sáng nay, 20/7, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn báo cáo Quốc hội về tổng kết cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó khẳng định: Thành công của cuộc bầu cử cho thấy sức mạnh tổng hợp của Nhân dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, thể hiện sinh động tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Công bằng xã hội là một chủ trương lớn, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện bản chất nhân văn, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội. Xuyên suốt “sợi chỉ đỏ” của sự công bằng đó là mục tiêu “ không bỏ ai ở lại phía sau”. PGS.TS Hồ Trọng Hoài, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ phân tích rõ hơn nội dung này.
Bitcoin và các đồng tiền điện tử lớn khác đồng loạt mất giá sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra quan điểm không chấp nhận dạng thức thanh toán bằng tiền số. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc siết chặt các quy định liên quan đến tiền ảo, một lĩnh vực kinh doanh lớn ở nước này và chiếm tới 70% nguồn cung Bitcoin toàn cầu. Trung Quốc không công nhận tiền điện tử là một đồng tiền hợp pháp và hệ thống ngân hàng không chấp nhận tiền điện tử hoặc cung cấp các dịch vụ có liên quan. Lý do đằng sau quyết định này và tác động của nó đến thị trường tiền ảo là những nội dung chúng tôi đề cập trong 10p Sự kiện luận bàn hôm nay.
7h02 sáng 23-5, tại khu vực bầu cử số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu thực hiện quyền công dân. Phát biểu sau khi bỏ phiếu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng với ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử lần này, đất nước sẽ bước vào một giai đoạn mới, đáp ứng được kỳ vọng, mong muốn của cử tri cả nước. Tổng Bí thư cũng mong muốn các vị đại biểu Quốc hội, HĐND sẽ hết lòng vì nước vì dân, phụng sự đất nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Hiến pháp. Đặc biệt, Tổng Bí thư nhấn mạnh, là đại biểu của Nhân dân phải thương xuyên tu dưỡng, gần gũi với Nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ mà cử tri tin tưởng, giao phó.
Đang phát
Live