Câu chuyện Nhật Bản quyết định sẽ xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào đại dương đang trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ ở ngay “đất nước Mặt trời mọc”, trong giới khoa học mà với cả dư luận khu vực. Chính phủ Nhật Bản lập luận kế hoạch này an toàn bởi nước đã được xử lý để loại bỏ tất cả yếu tố phóng xạ và sẽ được pha loãng. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ kế hoạch, cho rằng nó tương tự quá trình xử lý nước thải của các nhà máy hạt nhân khác trên thế giới. Tuy nhiên quyết định này của Nhật Bản đang dấy lên sự phản đối mạnh mẽ, ngay tại Nhật Bản và một số quốc gia láng giềng. Vì sao có sự phản đối như vậy, giới khoa học nói gì về việc xả nước thải hạt nhân ra biển?
Lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh của nhóm "Bộ tứ kim cương" gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia được tổ chức kể từ thành lập năm 2007, đánh dấu khuôn khổ hợp tác Bộ Tứ được nâng lên cấp người đứng đầu chính phủ. Hội nghị thượng đỉnh lần này đã có nhiều cam kết chính trị quan trọng, được xem là cơ hội để Bộ tứ hoàn thiện thể chế hợp tác về nhiều mặt. Liệu sau Hội nghị được xem là lịch sử này, định dạng hợp tác Bộ tứ có thay đổi về chất, những cam kết chính trị có biến thành hành động thực tế?
Mất việc làm, thất nghiệp, nghèo đói...là tình trạng được nhắc đến thường xuyên ở các xã hội từ Âu đến Á như một hậu quả trực tiếp kể từ khi Covid-19 xuất hiện. Liên Hợp quốc mới đây cho biết, đại dịch Covid-19 đang đẩy số người cần hỗ trợ nhân đạo để tồn tại trên toàn thế giới lên mức cao mới, khiến số người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực tăng vọt chỉ trong vòng một năm. Điều đáng nói là không chỉ ở các nước nghèo mà ngay cả những nền kinh tế phát triển, những nước giàu, làn sóng “nghèo đói mới” cũng đang hình thành. Chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng này ở một số khu vực trên thế giới với các phóng viên thường trú đài TNVN tại nước ngoài:
Đang phát
Live