
Nội dung chính:- Cải cách hành chính ngành ngân hàng: Tiên phong trong bối cảnh mới.- Các ngân hàng thương mại tiếp tục nỗ lực hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp và người dân ứng phó với khó khăn từ dịch Covid-19.- Diễn biến của lãi suất tiền gửi ngân hàng thương mại trong tuần đầu tháng 2 này.
Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính của hơn 60.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu Ngân sách nhà nước hơn 4.900 tỷ đồng, giảm chi Ngân sách nhà nước hơn 13.800 tỷ đồng, kiến nghị khác khoảng 41.200 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 119 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý. Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán.
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định vĩ mô, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh nền kinh tế.
Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hàng Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nội dung nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia lần đầu tiên được đề cập trong văn kiện của Đảng khi bàn về chủ trương tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Điều đó cho thấy trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng vấn đề quản trị quốc gia được đặc biệt quan tâm, trong đó năng lực quản trị của cán bộ các cấp được xem là yếu tố quyết định trong phát triển đảm bảo cả yêu cầu nhanh và bền vững.
Sáng nay (22/12), Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Ông Hồ Đức Phớc- Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết: Với việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao cùng với hành án và các tác động tiêu cực của môi trường, ảnh hưởng dòng sông Mê Công, đặc biệt tác động đến những lưu vực xung quanh dòng sông Mê Công và những quốc gia ở hạ lưu, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI đã đưa ra sáng kiến kiểm toán việc quản lý nước của lưu vực dòng sông Mê Công nhằm cảnh báo và kiến nghị với các quốc gia phải có trách nhiệm đối với việc quản lý nguồn nước sông Mê Công và phục vụ phát triển bền vững.
Hiện, cả nước có trên 40 quỹ tài chính ngoài ngân sách và nhiều quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập ở các bộ ngành, địa phương. Các quỹ này góp phần huy động thêm các nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và phát triển đa dạng hóa các hoạt động tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, thậm chí xảy ra sai phạm, lãng phí, thất thoát. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này và cần có những giải pháp gì để khắc phục? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngoài ngân sách: Vai trò của Kiểm toán Nhà nước” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Vũ Văn Họa - Phó Tổng kiểm toán Nhà nước và Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh.
Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Kiểm toán Nhà nước đã từng bước được củng cố, kiện toàn. Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước cũng không ngừng được nâng cao, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh Kiểm toán Nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn lắng nghe.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam.- Hà Nội: Có hay không lợi ích nhóm và sự bất lực của chính quyền khi để bãi gửi xe trái phép mọc lên tràn lan?
Với cương vị Chủ tịch Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021, Kiểm toán nhà nước đã chủ trì và đề xuất thực hiện cuộc kiểm toán hợp tác “Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong, gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” và thành lập Ủy ban đặc biệt nghiên cứu việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ASOSAI
Nội dung chính:- Cải cách kinh tế để nâng cao tính chống chịu và hướng tới phát triển bền vững.- Nâng cao chất lượng và hiệu quả lập Báo cáo tài chính Nhà nước, góp phần minh bạch nền tài chính công.- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm mang tính vùng miền ở Gia Lai.
Đang phát
Live