Trong khó khăn chung của kinh tế trong nước và quốc tế, nhiều địa phương đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, một điểm nhấn mới là Nam Định với kết quả tổng sản phẩm địa phương GRDP của nửa đầu năm 2023 tăng 8,5%, đứng thứ 6 toàn quốc và đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng. Để có kết quả tích cực này, thời gian qua, tỉnh Nam Định đã tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp có tính đột phá để thu hút đầu tư, nhằm tạo xung lực mới cho sự bứt tốc trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những đột phá trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút FDI của Nam Định thời gian gần đây cho thấy nỗ lực mở rộng cửa thu hút nhà đầu tư lớn và có công nghệ cao của tỉnh. Kết quả này cũng khẳng định nỗ lực liên tục trong thời gian qua của Nam Định trong việc tập trung chỉ đạo quyết liệt các địa phương trong tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ghi nhận của phóng viên Trung Hiếu:
Trò chuyện với ca sỹ Hà Trần về con đường âm nhạc trải dài 3 thập kỷ -Trông nom cây cảnh khi chủ vắng nhà tại Italia-Sự kiện đời sống - văn hoá - xã hội trong nước nổi bật
Tây Nguyên là kho tàng văn hóa đa dạng và đặc sắc. Đặc sắc không chỉ trong nét kiêu sa của mái nhà rông cao vút của người Ba-na, Xơ-đăng; sự bí ẩn trong ngôi nhà dài như “một tiếng chiêng ngân” của người Ê-đê, trong vị nồng say của men rượu cần mà còn bởi sự mê hoặc của vũ điệu và âm thanh cồng chiêng- mạch nguồn âm nhạc nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách, là hồn thiêng của cộng đồng các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Với người Ê-đê, cồng chiêng song hành với nhà dài. Cồng chiêng được tấu trong nhà dài và nhà dài là nơi để những thanh âm của cồng chiêng thăng hoa cất cánh. Và âm thanh cồng chiêng giữ nhịp an hòa cho những thanh âm đa dạng của đời sống các thế hệ người Ê đê. Vậy nhưng, những biến đổi theo thời gian khiến nhà dài ngày càng thưa vắng, cồng chiêng chỉ trình diễn trên sân khấu, một năm đôi lần…. Thanh âm ký sự số tháng 8/2023, mời quý vị và các bạn cùng nghe câu chuyện về những ngôi nhà “ dài như một tiếng chiêng ngân” cùng những trăn trở, suy tư và nỗ lực của cộng đồng dân tộc bản địa và những người làm công tác bảo tồn văn hóa để “Nhà dài vang tiếng chiêng ngân”. Chương trình do các BTV Thu Thảo, Minh Châu thực hiện. Chịu trách nhiệm nội dung và thể hiện lời bình: Nguyễn Vũ Duy.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ hôm nay đến 29/8 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Hai bên đã xác định được các dự án cụ thể, báo hiệu những lĩnh vực mới mà hai nước có thể hợp tác thời gian tới như phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số”. - Thông tư số 10 của Ngân hàng nhà nước giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp bất động sản trong ngắn hạn- VinaCapital nhận định: Xuất khẩu sẽ phục hồi vào quý IV/2023 nhờ sản phẩm công nghệ cao- Chính phủ Nhật Bản cho biết không phát hiện tritium trong các mẫu cá đầu tiên đánh bắt tại vùng biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, nơi đã bắt đầu tiến hành quá trình xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ ra biển- Ấn Độ đã áp đặt mức thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng trong khi đảm bảo nguồn cung đủ cho thị trường trong nước- U23 Việt Nam vượt qua U23 Indonesia trên loạt đá luân lưu, bảo vệ thành công ngôi vô địch U23 Đông Nam Á
Nghệ nhân ưu tú - nhà thiết kế Lan Hương là một trong số ít người gặt hái được nhiều thành công khi gắn bó với áo dài truyền thống Việt Nam. Chị nổi tiếng là người kĩ tính, cầu toàn và thể hiện được phong cách riêng với mỗi chiếc áo dài. Ngoài ra, các thiết kế của nghệ nhân áo dài Lan Hương đã tôn vinh được vẻ đẹp hình thể của người mặc, sự khéo léo của các nghệ nhân may thêu cũng như những họa tiết làm nổi bật những nét đẹp văn hóa truyền thống. Để từ đó, Áo dài Lan Hương gây tiếng vang không chỉ ở các sàn diễn trong nước mà còn xuất hiện trên nhiều sàn diễn quốc tế. Với Nhà thiết kế Lan Hương, áo dài là tình yêu, là sự tự hào và hơn hết còn là biểu tượng của bản sắc Việt, tinh thần Việt, văn hóa Việt. Bởi vậy, mỗi thiết kế của chị không chỉ luôn thể hiện phong cách tinh tế, mà ẩn ý sau đó là một câu chuyện.
Một số hộ dân tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phản ánh, nhà cửa bị ảnh hưởng bởi rung chấn trong quá trình thi công cao tốc Bắc- Nam phía Đông. Nhiều ngôi nhà nằm gần công trường bị rạn nứt, có nguy cơ sụt, lún. Hiện nay, cơ quan chức năng và đơn vị thi công đã đến hiện trường, lập biên bản xác nhận, báo cáo cấp trên tìm hướng giải quyết theo quy định.
Kỳ vọng gì từ cuộc thi tìm giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam?- Hàng nghìn người đổ đến công viên Randall ở thành phố New York, Mỹ để “săn” Pokémon- 200 hộ khó khăn tại Quảng Ninh có nhà mới khang trang đón Quốc khánh 2/9
Những vấn đề liên quan đến SGK đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn, được dư luận quan tâm trước thềm năm học mới. Đặc biệt khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK. Trong Công điện ngày 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra trong triển khai chương trình phổ thông, SGK mới, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước. PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên Điều phối viên chính, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT, Thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Tiếng Việt - Ngữ văn, cùng bàn luận câu chuyện này.
“Xoá hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn” là mục tiêu của Quảng Ninh trong năm 2023 nhằm “nâng cao chất lượng đời sống nhân dân”. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, mỗi địa phương trong tỉnh đều có những cách làm phù hợp để hơn 200 hộ khó khăn có nhà mới, nhà khang trang vào dịp 2/9 này.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trả mức lương 120 triệu đồng một tháng đối với chức danh lãnh đạo trung tâm nghiên cứu khoa học công lập để thu hút nhân tài về làm việc. Đây là một trong những đề xuất trong Đề án chế độ thu nhập cho chức danh lãnh đạo, người nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo, dự kiến trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua trong tháng 9 tới. Nhu cầu nhân tài khoa học công nghệ ở bất cứ quốc gia, địa phương nào cũng cần. Tuy vậy, mức lương cao liệu có phải là điều kiện cần để thu hút các nhà khoa học? Ngoài tăng thu nhập, cần những giải pháp nào thu hút và giữ được nhân tài? Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường, Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện Hành chính quốc gia cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live