“Rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội”. Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội diễn ra vào sáng nay tại Trụ sở Chính phủ.
Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này
Thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43 khóa 15 của Quốc hội là kịp thời, giúp vực dậy nền kinh tế. Tuy vậy nhiều chính sách vẫn chậm đi vào cuộc sống.- Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng về tin đồn tỷ giá.- Hội nghị Bộ trưởng các nước công nghiệp phát triển G7 diễn ra tại Italia thảo luận một loạt vấn đề nóng, cảnh báo rủi ro « chiến tranh thương mại » khi có những căng thẳng mới giữa các cường quốc.- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố nghiên cứu cho thấy, đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm gần 2 năm trong giai đoạn 2019-2021.- Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu, với bài 1 nhan đề: Vị đắng của thoát nghèo.
Tiếp tục kỳ họp thứ 7, hôm nay Quốc hội thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kết quả bổ sung việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.- Doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới.- Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong ngành giao thông sẽ mang đến những giải pháp sáng tạo, đột phá, hướng tới phát triển thành phố thông minh.- Mỹ, Đức và Pháp nêu quan điểm về vấn đề công nhận Nhà nước Palestine.- Trí tuệ nhân tạo AI áp đảo tại sự kiện khởi nghiệp công nghệ hàng đầu châu Âu.- Giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Bayer Leverkusen trong trận chung kết, Atalanta lần đầu tiên giành cúp C2 châu Âu sau 116 năm thành lập.
Những cuộc thảo luận hoàn toàn mới về vấn đề Palestine hiện đang thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Không chỉ ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu, mà nhiều nước châu Âu cũng có dấu hiệu thay đổi chính sách, công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Tây Ban Nha, Ailen, Xlovenia và Manta là những thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine độc lập và dự kiến sẽ có một sự công nhận chung trước ngày 31/5. Sự thay đổi lập trường của một số nước châu Âu mang tính biểu tượng chính trị quan trọng nhưng liệu nó sẽ có tác động đến quan điểm của phần còn lại trong EU như thế nào? Nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế làm rõ hơn khía cạnh này.
Có thể nói chưa bao giờ giá nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội lại tăng “nóng” như thời gian qua. Nguyên nhân được nhận định “cung không đáp ứng cầu” và chung cư là loại hình nhà ở mà những người có nhu cầu thực có thể tiếp cận. Tuy nhiên, trái với thực trạng “mỏi mắt tìm nhà chung cư để mua” thì hàng nghìn căn hộ tái định cư trên địa bàn thành phố lại đang bỏ trống từ năm này qua năm khác.
Trong chiều nay (20/5), tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 15, 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, cho thấy sự tín nhiệm rất cao của đại biểu Quốc hội với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bên hành lang Quốc hội, rất nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc kiện toàn công tác nhân sự chủ chốt sẽ đảm bảo sự điều hành linh hoạt của Quốc hội.
Chiều nay, Quốc hội nghe báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023. Theo đó, năm 2023 tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước 83 nghìn tỷ đồng. Chính phủ đề nghị thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
Nhu cầu thuê nhà ở xã hội của công nhân lớn, cần tăng nguồn cung nhưng doanh nghiệp không mặn mà làm loại hình này. Đây là ý kiến của các đại biểu tại tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" do Báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều nay (18/5).
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.- Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có giá trị dược phẩm và tốc độ phát triển ngành dược nhanh trên thế giới.- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp chứng chỉ hành nghề để ngăn các “nhà giáo tự xưng” trên mạng xã hội - vốn không đủ tiêu chuẩn dạy học.- Hội đồng châu Âu (EC) thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI. Trong khi, lần đầu tiên Trí tuệ nhân tạo đối mặt với các vụ kiện đánh cắp giọng nói.
Đang phát
Live