Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư tới ngành Dân số Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống- Tiếp tục giảm 37 khoản phí, lệ phí đến hết tháng 6/2022- Bộ Xây dựng vào cuộc kiểm soát nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản- Người dân Sudan tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối sự lãnh đạo của chính quyền quân sự- “Trò chơi cân não” đằng sau cuộc khủng hoảng an ninh Nga và phương Tây
Những tháng cuối năm, mối quan hệ nhiều duyên nợ Nga - phương Tây liên tục căng thẳng với nhiều diễn biến mới phức tạp. Trong khi biên giới Nga - Ukraina hay khu vực Biển Đen tăng nhiệt với các cuộc tập trận, hiện diện quân sự thì cùng lúc, Nga tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Các bên cũng liên tục cáo buộc, răn đe và cảnh báo nhau về các động thái xâm lược hay tấn công quân sự tiềm ẩn. Quan hệ Nga-Phương Tây cũng là một trong những chủ đề nóng trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin vừa diễn ra ngày hôm qua (23/12). Giới quan sát cho rằng, năm qua, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, nhiều thời điểm thậm chí đã tiệm cận lằn ranh đỏ của những kịch bản xấu nhất.
Đúng 12h 15 phút giờ địa phương, tức 16h giờ 15 phút giờ Hà Nội, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Putin tổ chức họp báo thường niên tại thủ đô Mát-xcơ-va. Dịch COVID-19, tác động kinh tế cũng như căng thẳng giữa Nga và phương Tây được truyền thông đặc biệt quan tâm tại cuộc họp báo.
Nga hôm qua cảnh báo các lựa chọn “quân sự và kỹ thuật” trong trường hợp Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và châu Âu không từ bỏ chính sách gây căng thẳng tại Ucraina. Quan hệ hai bên không ngừng xấu đi kể từ sau cuộc xung đột ở miền Đông Ucraina vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm và có dấu hiệu leo thang trong những tháng gần đây.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ.- Bộ Ngoại giao Nga công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh.- Số người tử vong trong vụ hỏa hoạn tại Nhật Bản tiếp tục tăng.
“Răn đe, khôi phục đối thoại và ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina” là lập trường chung của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Nga và Ucraina. Với cách tiếp cận đa chiều này, khối 27 nước thành viên hi vọng có thể ngăn chặn được nguy cơ một cuộc chiến tranh ngay cửa nhà, mà không đẩy quan hệ với Nga tới bờ vực không thể cứu vãn.
Học trực tuyến, kiểm tra đánh giá cuối kỳ như thế nào để đảm bảo hiệu quả và công bằng?- Triển lãm gấu bông Teddy lớn nhất thế giới tại Nga.- Từ phận làm thuê, anh nông dân đổi đời thành tỷ phú
Học trực tuyến, kiểm tra đánh giá cuối kỳ như thế nào để đảm bảo hiệu quả và công bằng?- Những giai điệu chan chứa tình yêu đất nước từ những tác phẩm tham gia cuộc thi "Hát lên Việt Nam - Let's sing Viet Nam"
Những ngày qua, Biển Đen tiếp tục tăng nhiệt khi chứng kiến các màn bám đuổi lẫn nhau giữa các lực lượng chiến đấu cơ, máy bay do thám của Nga, Pháp và Mỹ. Vụ chạm trán xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang càng lúc càng leo thang về vấn đề Ukraine. Và tất nhiên, Biển Đen với vị trí địa chiến lược quan trọng một lần nữa lại trở thành điểm nóng đối đầu trong quan hệ Nga - NATO.
Một trong các hoạt động ngoại giao quốc tế nổi bật trong tuần là cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden. Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ đồng hồ được mô tả là “căng thẳng một đối một” đã kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào, đặc biệt là liên quan đến điểm nóng Ukraine. Tuy vậy cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cao nhất của hai cường quốc cũng mang nhiều ý nghĩa và cả những thông điệp mà hai bên muốn chuyển đến đối phương trong bối cảnh những quan điểm khác biệt giữa Washington và Moscow dường như ngày một nhiều hơn.
Đang phát
Live