Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ- hoạt động đầu tiên trong chuyến tham dự Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 78 và hoạt động song phương tại Hoa Kỳ.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa 14 về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 15 đến hết kỳ họp thứ 4.- Bộ Giao thông Vận tải sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án khu bảo trì tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.- Liên minh Châu Âu chia rẽ vì 3 nước là Ba Lan, Hungari và Slovakia tiếp tục cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraina, bất chấp việc Ủy ban châu Âu không gia hạn lệnh cấm này.- Pháp tạm ngừng cấp thị thực nhập cảnh cho sinh viên đến từ các nước Mali, Burkina Faso và Niger trong bối cảnh quan hệ giữa Pháp với các quốc gia này ngày càng căng thẳng.
Từ nhiều thế kỷ trước, người Lào thường đi thuyền ngược dòng sông Sêrêpôk để trao đổi, buôn bán hàng hóa với người dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Người Lào đã chọn mảnh đất này làm nơi an cư lập nghiệp. Đến nay, cộng đồng người Việt gốc Lào ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã lên đến hơn một trăm hộ. Họ đang chung sống chan hòa, đoàn kết và có sự giao thoa văn hóa với người dân bản địa.
Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều thách thức mới, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn, trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao... Chương trình Dòng chảy kinh tế có chủ đề “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ hơn 46g đường mỗi ngày, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ đồ uống có đường ở nước ta cũng tăng rất nhanh, gần 20% mỗi năm. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng. Cứ 5 người trong độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi thì có 1 trường hợp bị thừa cân, béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người trưởng thành hiện chiếm gần 20%, tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Vậy cơ chế gây hại của việc lạm dụng đường và đồ uống có đường diễn ra như thế nào?
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ mới.- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Long An và làm việc với lãnh đạo địa phương này về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết một số đề xuất của tỉnh, nhằm thúc đẩy Long An phát triển nhanh và bền vững.- Thường trực Chính phủ yêu cầu cơ quan soạn thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình các phương án hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần để xin ý kiến Quốc hội.- PV Đài TNVN phỏng vấn Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài về việc hơn 51.000 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 1.- Triều Tiên tiếp tục phóng 2 tên lửa đạn đạo ra vùng biển ngoài khơi phía Đông nước này. Động thái được xem là nhằm đáp trả việc Mỹ tăng trường triển khai khí tài quân sự chiến lược tới Hàn Quốc.- Các nhà khoa học Australia cảnh báo hiện tượng băng tan quanh Nam Cực đang ở mức cao nhất trong lịch sử.- Các chuyên gia kinh tế cảnh báo sự đi xuống của kinh tế trước hiện tượng nắng nóng khủng khiếp tấn công châu Á, châu Âu trong mùa hè năm nay.
Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đặt nền kinh tế Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt. PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Tại Cộng hòa Czech, cộng đồng người Việt Nam được biết đến là một trong những cộng đồng người nước ngoài chăm chỉ, khéo léo, chịu thương chịu khó. Đa số bà con điều dựa vào các mô hình kinh doanh, buôn bán, sản xuất để phát triển kinh tế. Do đó, khi đến Czech, bạn sẽ không bất ngờ khi thấy đa số gia đình người Việt tại Czech là tiểu thương. Tuy nhiên, cũng không ít người Việt tại Czech đã thành đạt nhờ nghề nông, nhiều hộ gia đình trở nên khá giả nhờ quyết tâm làm kinh tế trên chính những thửa ruộng của Czech.
Cộng đồng người Việt tại Czech đã được chính phủ Séc công nhận là Dân tộc thiểu số thứ 14 tại Czech từ ngày 3/7/2013. Chặng đường 10 năm với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng người Việt đã vững vàng vượt qua mọi sóng gió để ngày càng hội nhập tốt với nước sở tại, khẳng định vị thế, hình ảnh của con người Việt Nam cũng như là cầu nối hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam – Cộng hòa Czech.
Trong hai ngày 10 và 11/06, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp, từ sáng kiến của Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam, một cuộc hội thảo quốc tế lớn cùng triển lãm ảnh về biển đảo Việt Nam đã được tổ chức, truyền đi thông điệp về nỗ lực bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam đến bạn bè châu Âu.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước hình thành nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng, sử dụng hàng Việt Nam, tình yêu cũng như lòng tin đối với hàng Việt của người tiêu dùng được lan toả. Đặc biệt, những hoạt động đưa hàng Việt Nam tới người tiêu dùng đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp, góp phần tạo nên những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề “Xây dựng nét đẹp văn hóa tiêu dùng hàng Việt” với sự tham gia của Ths Vũ Xuân Trường, Giảng viên – chuyên gia thương hiệu, Khoa Marketing, Đại học Thương mại.
Đang phát
Live