- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An tiếp thu ý kiến cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14.- Nam bệnh nhân ở Hà Nội khiến dư luận lo lắng đã âm tính với virus SARS-CoV-2.- Ngày mai nhiều khu vực trên cả nước bước vào đợt nắng nóng diện rộng, Hà Nội nhiệt độ có thể lên tới 38 độ trong những ngày tới.- Tổng thống Uzbekistan thị sát khu vực vỡ đập khiến khoảng 70.000 người phải sơ tán.- Bộ Tư pháp Mỹ phạt ngân hàng lớn nhất Israel gần 900 triệu USD trong 2 vụ sai phạm giúp các khách hàng Mỹ trốn thuế.
- Từ hôm nay, xuất khẩu gạo trở lại bình thường. Doanh nghiệp và nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vui mừng và tất bật chuẩn bị các đơn hàng mới cho đối tác. Giá lúa thu mua cho nông dân cũng đang nhích lên từng ngày.- Ngày Quốc tế lao động năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Tác động của dịch Covid-19 đã khiến hàng trăm triệu người trên toàn cầu mất việc làm. Ở nước ta, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ và hỗ trợ công nhân.- Ghi nhận tại nhiều điểm du lịch lớn của cả nước trong ngày thứ 2 nghỉ lễ: nơi mở cửa trở lại, thực hiện kích cầu thu hút du khách; nơi vẫn đóng cửa tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương.- Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn dọa áp thuế bổ sung nhằm vào Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19.- Giá dầu tiếp tục tăng khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chính thức có hiệu lực.
(Chưa có văn bản CT)
Trong sáng 30/4, 7 tờ báo in ở Việt Nam đã tham gia chương trình "Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" theo 1 cách rất sáng tạo, đó là tạo lá cờ Tổ quốc từ những trang báo in. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
- Thêm một ngày nữa nước ta không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Khoảng 20 chuyên gia nước ngoài đi chuyên cơ đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) hôm nay và sẽ được đưa đi cách ly tại các khách sạn có tính phí.- Bắt đầu từ hôm nay, nhiều khu cách ly của TPHCM vận hành trở lại, sẵn sàng tiếp nhận người nhập cảnh.- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và các địa phương khẩn trương rà soát, thẩm định lại việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch Covid-19.- Bộ Công Thương lại kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo từ ngày 1/5 tới. Trong khi đó, từ hôm nay, doanh nghiệp có thể tiếp tục đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo với hạn ngạch hơn 53 nghìn tấn trên hệ thống của hải quan.- Số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 3 triệu với hơn 211 nghìn ca tử vong.- Giới chức Hàn Quốc kêu gọi thận trọng khi đưa tin về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong bối cảnh có nhiều đồn đoán xung quanh tình hình sức khỏe của người đứng đầu đất nước này.- Bình luận về sự cần thiết phải cải cách thể chế kinh tế, cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
- Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt.- Sản xuất nông nghiệp, "tìm cơ trong nguy" thích ứng với tình hình dịch bệnh.- Ngư dân Quảng Ngãi kiên cường bám biển khẳng định chủ quyền trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
- Chiến dịch “Vẽ tranh qua ô cửa sổ” chuyển tải ước mơ trong mùa dịch của rất nhiều trẻ em trên toàn thế giới.- Nơi sản xuất ra món dưa chuột muối nổi tiếng ở Đức.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng toàn cầu, cuối tuần qua, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp nước này rời khỏi Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa các điểm sản xuất, xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Đề xuất của ông Abe Shinzo đưa ra khi nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đang xem xét việc rút khỏi Trung Quốc. Vậy, xuất phát từ đâu mà Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi việc rút các doanh nghiệp nước này ở Trung Quốc về nước, cũng như chính phủ Trung Quốc sẽ đối phó thế nào trước làn sóng rút về của các doanh nghiệp nước ngoài? Biên tập viên Quỳnh Hoa trao đổi cùng chị Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh và anh Bùi Hùng, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Tokyo.
Thời gian vừa qua, không ít lần chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích và cáo buộc cho rằng, Trung Quốc đã không minh bạch thông tin, che giấu diễn biến dịch Covid-19 từ những ngày đầu khiến cho toàn cầu hiện nay phải vất vả ứng phó và ngăn chặn. Đến tuần qua, sau khi Trung Quốc có thông báo đính chính về các số liệu về Covid-19 tại nơi khởi phát dịch bệnh là Vũ Hán với con số tử vong tăng thêm tới 1.290 ca; hàng loạt nước đã đồng loạt đặt câu hỏi nghi vấn về tình hình dịch bệnh thực tế tại Trung Quốc cũng như cách thức ứng phó của chính quyền nước này thời gian qua. Các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Australia và cả Mỹ đều đã có những phát ngôn và tuyên bố bày tỏ hoài nghi, cho rằng, rất có thể đã có “những vùng tối trong cách xử lý của Trung Quốc” như tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Đang phát
Live