Đảng ta không có lợi ích nào khác là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nhân dân là trên hết, vừa là chủ thể vừa là động lực và mục tiêu của cách mạng…Quan điểm chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về quyền của nhân dân thường xuyên được được bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng lần này đã có những bổ sung lớn về vai trò của nhân dân khi bổ sung vào phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thành "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Điều này xác định nhân dân luôn là chủ thể, động lực và mục tiêu phát triển của đất nước. Sỹ Lý – Phóng viên Đài TNVN có bài đề cập nội dung này:
Năm 2020 đi vào lịch sử nước Mỹ với những dấu mốc, sự kiện đặc biệt có lẽ còn ảm ảnh người dân Mỹ trong nhiều năm tiếp theo. Đây là năm ghi dấu cường quốc hàng đầu thế giới phải đối mặt với những khó khăn và thách thức chưa từng có khi cùng lúc xảy ra 3 cuộc khủng hoảng về sức khỏe, kinh tế và sắc tộc. Trên hết, năm 2020 chứng kiến cuộc đua vào Nhà Trắng được đánh giá có nhiều điều bất thường và gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ. Có thể nói những biến động mà nước Mỹ trải qua trong năm 2020 đang làm sâu sắc thêm sự phân cực chính trị cũng như những chia rẽ khó có thể hòa giải trên chính trường và trong xã hội. Nhìn lại nước Mỹ năm 2020 với nhiều biến động là nội dung cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền và phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Bộ Tài chính đã siết chặt chi tiêu, như chi hội nghị hội thảo, cắt giảm tối thiểu 70% đi công tác nước ngoài, cắt giảm thêm 10% chi phí ngoài lương. Nhờ đó, ngân sách Trung ương đã tiết kiệm chi trên 10.000 tỉ đồng, có nguồn để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh. Đáng chú ý là tiết giảm hội họp trực tiếp, tiết giảm tiền tiếp khách, công tác nước ngoài, nhưng công tác điều hành, chỉ đạo từ Trung ương, các bộ ngành cho tới địa phương vẫn thông suốt, nền kinh tế vẫn đạt được những kết quả ấn tượng. Dư luận quan tâm: làm sao để duy trì sự tiết kiệm hiệu quả này, không chỉ trong đợt dịch covid-19 mà phải là việc làm thường xuyên, lâu dài. BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
- Tiết kiệm hơn 10.000 tỷ đồng từ tiết giảm công tác nước ngoài và tiết giảm hội họp trực tiếp.- Đảng trong cuộc sống: Vận động không lành mạnh và trách nhiệm đại biểu dự Đại hội.- Toàn ngành kho bạc quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ “khóa sổ” quyết toán cuối năm.- Nước Mỹ 2020, một năm đầy biến động và những trắc trở vẫn ở phía trước.- Thu phí tự động không dừng sẵn sàng trước giờ G.- Du lịch ở Đông Nam Bộ năm 2021 gồng mình tìm giải pháp phát triển vượt qua đại dịch.- Nhiều nước thay đổi kế hoạch đón năm mới do lo ngại biến thể mới của virus Sars-CoV-2.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, dự kiến diễn ra đầu năm 2021. Thời gian tổ chức đại hội đã cận kề, dù nhiều công việc chuẩn bị đang được khẩn trương tiến hành, Đảng ta vẫn luôn quan tâm đến nhiệm vụ quan trọng có tính sống còn đối với sự tồn vong của chế độ, đó là đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng với mục tiêu xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm tin yêu, mong đợi của nhân dân trong giai đoạn phát triển mới. Phóng viên Sỹ Lý và Đình Hiếu có bài đề cập nội dung này:
Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hàng Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nội dung nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia lần đầu tiên được đề cập trong văn kiện của Đảng khi bàn về chủ trương tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Điều đó cho thấy trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng vấn đề quản trị quốc gia được đặc biệt quan tâm, trong đó năng lực quản trị của cán bộ các cấp được xem là yếu tố quyết định trong phát triển đảm bảo cả yêu cầu nhanh và bền vững.
Trong dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đều nhấn mạnh nội dung tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Nếu như thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục là ba khâu đột phá được xác định, thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, được xác định sẽ tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho đất nước ta thời gian tới. Chắc chắn đây là chủ trương đúng đắn, bởi không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều đang hướng đến. Nhưng, câu hỏi lớn lại là- làm sao để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Sáng nay (22/12), Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Ông Hồ Đức Phớc- Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết: Với việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao cùng với hành án và các tác động tiêu cực của môi trường, ảnh hưởng dòng sông Mê Công, đặc biệt tác động đến những lưu vực xung quanh dòng sông Mê Công và những quốc gia ở hạ lưu, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI đã đưa ra sáng kiến kiểm toán việc quản lý nước của lưu vực dòng sông Mê Công nhằm cảnh báo và kiến nghị với các quốc gia phải có trách nhiệm đối với việc quản lý nguồn nước sông Mê Công và phục vụ phát triển bền vững.
Hiện, cả nước có trên 40 quỹ tài chính ngoài ngân sách và nhiều quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập ở các bộ ngành, địa phương. Các quỹ này góp phần huy động thêm các nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và phát triển đa dạng hóa các hoạt động tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, thậm chí xảy ra sai phạm, lãng phí, thất thoát. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này và cần có những giải pháp gì để khắc phục? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngoài ngân sách: Vai trò của Kiểm toán Nhà nước” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Vũ Văn Họa - Phó Tổng kiểm toán Nhà nước và Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh.
Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Kiểm toán Nhà nước đã từng bước được củng cố, kiện toàn. Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nước cũng không ngừng được nâng cao, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh Kiểm toán Nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn lắng nghe.
Đang phát
Live