Triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay (29/11), tại thành phố Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum và Ban quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số trong nông nghiệp, cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh”. Hội thảo có sự tham gia của 150 đại biểu.
Không chỉ là tấm gương điển hình trong phong trào tích tụ ruộng đất của tỉnh Bắc Ninh, ông Hà Đại Thắng, ở phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn còn là một hình mẫu, tiên phong trong áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù có gần 30 ha đất canh tác nông nghiệp, nhưng với máy móc đồng bộ, ông Thắng đã biến công việc đồng áng vốn vất vả, thành công việc nhẹ nhàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Không cần đến đội ngũ lao động đông đảo, ông có thể quản lý mọi công việc từ gieo trồng đến thu hoạch một cách chủ động. Câu chuyện của ông là minh chứng rõ ràng cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp có thể thay đổi cuộc sống và nâng cao giá trị nông sản.
Công nghệ hiện đang hỗ trợ rất nhiều trong mọi ngành nghề đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri - một người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về kinh doanh nông sản góp phần xây dựng và đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiện tại, bà đã phát triển phần mềm Auto Agri, một giải pháp công nghệ thông minh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp và mở ra những cơ hội đầy triển vọng cho nông dân Việt Nam. - Khách mời: Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri.
Từ năm 2021, thực hiện đề án về phát triển dịch vụ du lịch, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đã chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, gắn với thế mạnh là các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp địa phương mang đậm bản sắc dân tộc.
-Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi còn nhiều khó khăn - Nông nghiệp xanh: Nền tảng vững chắc cho du lịch nông nghiệp - Phỏng vấn: Ông Lê Quốc Thanh về vai trò của Khuyến nông trong kiến tạo giá trị mới cho nông nghiệp du lịch - Tiểu phẩm: Cú bẻ lái của ông Kình.
Những năm qua, tỉnh Quảng Nam cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Nhiều phương pháp canh tác thông minh, ứng dụng công nghệ đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
Việc học là không có giới hạn, và “đầu tư vào tri thức sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất”. Đó là suy nghĩ của ông Mai Hữu Tâm (65 tuổi), là nông dân sản xuất giỏi của xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp. Ông là bạn đọc trung thành của nhiều tờ báo, trong đó nhiều nhất là tờ Khoa học phổ thông hàng chục năm qua. Với lão nông này, đọc sách báo không chỉ để biết mà còn có thể ứng dụng trong canh tác sản xuất, nhằm gia tăng kinh tế gia đình và mang lại nhiều giá trị cho nông nghiệp địa phương.
Theo kế hoạch Kỳ họp thứ VIII Quốc hội khoá XV, ngày 26/11 tới đây Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thuế GTGT. Đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước là Hiệp hội phân bón Việt Nam và nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thuế tiếp tục đề xuất cần có sự điều chỉnh theo hướng đưa từ diện không chịu thuế GTGT về diện chịu thuế GTGT 5% nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước. Thông tin tại toạ đàm “Áp thuế GTGT phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới, Hội dầu khí Việt Nam vừa tổ chức.
Việc ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất là giải pháp hữu hiệu, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mà còn giúp giảm thiểu nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất. Tại hợp tác xã Phương Nam, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - một trong những đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhãn đã sản xuất ra những sản phẩm hiệu quả, năng suất tốt nhất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Lực lượng tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông nhưng sản phẩm hữu cơ chủ yếu dành cho xuất khẩu, trong khi thị trường này chỉ chiếm phần nhỏ. Do đó, trước mắt cần xác định việc tập trung cho thị trường trong nước. Vậy giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ nông nghiệp của Việt Nam? - Khách mời: TSKH Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Đang phát
Live