Trải qua một năm đầy biến động, bất ổn của các cuộc khủng hoảng, nước Mỹ bước vào năm 2021 với nhiều thay đổi và mới mẻ, đặc biệt là sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Một điều dễ nhận thấy là nước Mỹ không còn gây bất ngờ cho thế giới bằng những chính sách “khó dự báo” hay những quyết định “bất thình lình” như dưới thời Tổng thống Donald Trump. Khẩu hiệu “đưa nước Mỹ trở lại” và “Xây dựng lại tốt hơn” của Tổng thống Joe Biden dường như đã làm thay đổi hình ảnh nước Mỹ và thay đổi bầu không khí chính trị toàn cầu, đặc biệt trên các diễn đàn đa phương. Vậy nước Mỹ đã trở lại như thế nào trong năm qua và tác động ra sao với thế giới? Nhà quan sát quốc tế, PGS.TS Tạ Minh Tuấn, Học viện Ngoại giao cùng các phóng viên thường trú Đài TNVN ở nước ngoài phân tích rõ hơn câu chuyện này.
Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI 11 tháng đạt kết quả tích cực- Dòng chảy vốn toàn cầu biến động khi Cục dự trữ liên bang Mỹ- FED phát tín hiệu tăng lãi suất cơ bản- Khuyến nghị của chuyên gia về đầu tư chứng chỉ quỹ
Cục quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cuối tháng 8 năm nay đã cho phép kéo dài thời hạn sử dụng của vaccine Pfizer từ 6 lên 9 tháng đối với các lô vaccine có hạn sử dụng trong khoảng thời gian từ 08/2021 tới 02/2022. Cơ sở khoa học nào để FDA Hoa Kỳ cho phép kéo dài thời hạn sử dụng của vaccine Pfizer? Việc này ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người? BTV Minh Châu trao đổi với Phạm Huân- phóng viên Đài TNVN thường trú tại Hoa Kỳ cùng làm rõ hơn về vấn đề này :
Mưa lớn kéo dài 2 ngày qua làm xuất hiện nhiều điểm sạt lở tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Trong đó, huyện Nam Trà My đã bị cô lập. Các địa phương đã lên phương án di dời người dân đến nơi an toàn.
Giá dầu tăng, nguồn cung hạn hẹp là những từ khóa được nhắc đến nhiều lần trong những ngày qua và là yếu tố quan trọng tác động đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trong một diễn biến đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ra lệnh mở kho dự trữ dầu chiến lược, “xả” 50 triệu thùng dầu cùng lúc với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh. Theo thông cáo của Nhà Trắng, đây là một chiến dịch phối hợp đa quốc gia nhằm kìm lại giá dầu thô đang tăng vọt trên toàn cầu dẫn tới nhiều hệ lụy với các nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi. Động thái diễn ra sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đối tác (OPEC+) kiên quyết không tăng sản lượng dầu thô khai thác mỗi ngày cho đến hết ngày 2-12. Động thái xả kho dự trữ dầu của Mỹ và các nước tác động ra sao đến thị trường dầu thế giới? Mối bất hòa giữa OPEC + với các nước tiêu thụ dầu thô lớn sẽ đi đến đâu?
Sau khi các cơ quan chức năng Đức tạm dừng quá trình phê chuẩn Dòng chảy phương Bắc 2, quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục nóng liên quan đến dự án nhiều tranh cãi này. Ngoại trưởng Mỹ Antoni vừa thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy thẳng từ Nga sang Đức. Đáp lại, Nga phản đối và cho rằng, các nỗ lực cản trở hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đến châu Âu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại các nguyên tắc thị trường tự do. Đằng sau những căng thẳng mới nhất giữa các bên lần này là gì, liệu có tiếp tục là những mục tiêu và toan tính chính trị như nhiều chuyên gia lo ngại? Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương phân tích rõ động thái hiện nay của các bên.
Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam - Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.- Nghị quyết 406 về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi Covid 19 đã đi vào cuộc sống.- Cà Mau: Lao động về quê, lại thiếu việc làm.- Mối quan hệ Nga - Mỹ liên quan tới dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Tại Nhà hát Microsoft ở thành phố Los Angeles, Mỹ, nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc một lần nữa viết lại lịch sử K-pop khi trở thành những nghệ sĩ châu Á đầu tiên được vinh danh Nghệ sĩ của Năm tại “Giải thưởng Âm nhạc Mỹ 2021” (American Music Awards - AMAs).
Một trong những sự kiện được dư luận đặc biệt chú ý trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hội nghị không đạt được kết quả đột phá nào nhưng được cho là bước đi quan trọng giúp xoa dịu căng thẳng đồng thời thiết lập “một số hàng rào an toàn” nhằm ngăn một cuộc cuộc xung đột giữa hai siêu cường.
Tối qua theo giờ Mỹ, tức sáng sớm nay (19/11), theo giờ Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ gồm ba nước Mỹ-Canada - Mehico vừa diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ. Đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ kể từ năm 2016, sau khi gián đoạn dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại hội nghị, lãnh đạo 3 nước đã xem xét việc thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới và những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ.
Đang phát
Live