Truyền thông Australia cho biết, Chính phủ nước này đã thuê cựu Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ tham gia xây dựng chiến lược an ninh mạng cho Australia. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ô-xtrây-li-a thông tin.
Phân tích về nguy cơ bùng phát làn sóng Covid-19 thứ hai nhìn từ thực tế Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Trung Đông, dù có thể còn khác nhau về cách gọi – đó là làn sóng thứ hai, hay là đợt bùng phát mới, thì việc số ca nhiễm Covid-19 gia tăng sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội là thực tế mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Mỹ - tâm dịch lớn nhất của thế giới với hơn 2 triệu 300 nghìn người mắc Covid-19 cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm mới sau khi hơn 50 bang thực hiện mở cửa trở lại nền kinh tế. Các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận nguy cơ bùng phát Covid-19 vào mùa xuân hoặc mùa đông năm nay tại Mỹ là hiện hữu. Vậy Mỹ sẽ ứng phó như thế nào trước nguy cơ này, và làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế với phòng chống dịch bệnh? Vấn đề này được lý giải trong cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với anh Phạm Huân, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Mỹ.
- Học sinh đi thực tế, làm sao kiểm soát được rủi ro?- Tạp chí Âm nhạc quốc tế: Những câu chuyện cảm động từ chương trình “Tìm kiếm tài năng âm nhạc Mỹ”.- Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.- Anh Nguyễn Phương Tùng, người đưa môn thể thao mới lạ (Snookball, Footpool, Footgolf) đến với những người yêu thể thao Việt Nam, giúp người chơi vừa giải trí, vừa rèn luyện thể chất.
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố rút bớt quân đang đóng tại Đức - một động thái được nhận định sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Theo chỉ đạo, Bộ Quốc phòng Mỹ rút bớt số binh sỹ Mỹ đồn trú tại Đức từ 34.500 người xuống khoảng 25.000 người. Sự hiện diện trực tiếp và thường xuyên của quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước Đức không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở thỏa thuận song phương giữa hai nước mà còn là bộ phận quan trọng trong triển khai chiến lược của NATO từ thời còn Chiến tranh Lạnh đến nay. Vì thế, quyết định của Tổng thống Donald Trump dấy lên nhiều câu hỏi hoài nghi về sự thay đổi trong tính toán chiến lược của Washington, đặc biệt là những cam kết an ninh của Mỹ với châu Âu. Để có những thông tin cụ thể hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với Pv Phạm Huân – Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Quang Dũng – thường trú tại Pháp (theo dõi khu vực Tây Âu).
- Mở cửa lại nền kinh tế: Cần nhưng hết sức thận trọng.- Nhân sự Đại hội - Cần tỉnh táo trước hành vi “Ném đá giấu tay”.- Tỷ lệ giải ngân đầu tư công ở các địa phương còn thấp so với tiến độ đặt ra.- Mỹ rút bớt quân khỏi Đức: Dấu hỏi tình đồng minh?- Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại.- Cần xác thực thông tin cá nhân, minh bạch hóa quy trình thanh toán điện tử.- Bắc Kinh tái áp đặt các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
- Tiếp tục chương trình kỳ họp, hôm nay Quốc hội thông qua dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Đây được cho là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư.- Nhiều địa phương, đơn vị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 10 về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức. Nghiện Game online chất độc vô hình đối với trẻ, như một lời cảnh báo đối với nhiều bậc cha mẹ trong việc quản lý con cái.- Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu Trung Quốc thôi “đòi” 50 triệu USD.- Mỹ và Trung Quốc hôm nay có cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kể từ sau căng thẳng giữa hai bên liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.- Đụng độ tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc khiến con số thương vong của 2 bên cao hơn nhiều so với con số đã được công bố.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn truyền thông làm tốt hơn công tác cổ vũ, động viên người dân và doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kép, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch Covid-19.- Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1.- Trần Ngọc Phúc (tức Phúc XO) bị đề nghị mức án 10 - 12 năm tù về tội “chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”.- Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận về thời gian và địa điểm tổ chức đàm phán về Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới.- Sau hơn 30 năm, Thụy Điển khép lại vụ án ám sát cựu Thủ tướng Olof Palme.
Trên khắp nước Mỹ và thế giới, phong trào biểu tình ủng hộ người da màu đang hướng tới việc kéo sập các bức tượng và xóa bỏ di sản thuộc về những nhân vật lịch sử được xem là có liên quan tới phân biệt chủng tộc, chế độ nô lệ, chủ nghĩa da trắng thượng đẳng… Điều này đang gây tranh cãi với các ý kiến trái chiều khi một số người cho rằng những biểu tượng của chủ nghĩa thực dân hiện không còn phù hợp và cần bị xóa bỏ, trong khi số khác cho rằng đây là một phần lịch sử không thể chối bỏ. BTV Phạm Hà tổng hợp thông tin:
Hai năm trước, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Singapore đã được dư luận ca ngợi là sự kiện lịch sử, khi lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của Mỹ ngồi đối thoại cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên. Đặc biệt nữa, hai bên đã cùng ra tuyên bố chung hướng tới xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên đến nay, sau 2 năm, Tuyên bố Singapore được các nhà lãnh đạo ký kết tại cuộc gặp dường như vẫn chỉ là trên giấy, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thể tìm thấy lối thoát. Đâu là nguyên nhân của những bế tắc hiện nay? Đối thoại Mỹ - Triều nói riêng, tình hình bán đảo Triều Tiên liệu có mãi “giậm chân tại chỗ”? Khách mời của chương trình là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An sẽ phân tích cùng quí vị.
Hai năm sau cuộc gặp lịch sử đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ DonaldTrump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore, Tuyên bố Singapore hướng tới xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên được các nhà lãnh đạo ký tại cuộc gặp dường như vẫn chỉ là trên giấy. Với những động thái cứng rắn gần đây từ phía Triều Tiên cũng như việc Mỹ đang "lờ đi" cam kết tại Singapore, dư luận đang hoài nghi việc hiện thực hóa một tương lai tươi sáng hơn trên bán đảo Triều Tiên sẽ khó thành khi mà các bên vẫn còn nghi kỵ lẫn nhau. Bình luận của BTV Quỳnh Hoa:
Đang phát
Live