- Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không xuê xoa, dễ dãi và cương quyết có chế tài xử lý nếu không giải ngân hết vốn đầu tư công.- Lũ quét và sạt lở đất những ngày qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã khiến 7 người chết và 4 người bị thương.- Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được hâm nóng với sự kiện cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống.
Sau thất bại tại Liên hợp quốc trong việc kêu gọi kéo dài lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương tìm cách khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt đối với nước này. Cụ thể, Mỹ sẽ kích hoạt cái gọi là “cơ chế Snapback” nằm trong Thỏa thuận chung toàn diện giữa Iran với các cường quốc trong nhóm P5+1 được ký năm 2015 . Theo đó, khi có bên cho rằng Iran không tuân thủ thỏa thuận thì tự khắc có thể yêu cầu Liên hợp quốc lên án Iran và kích hoạt trở lại mọi biện pháp trừng phạt mà LHQ đã áp dụng đối với Iran như trước khi có thỏa thuận mà không cần đến sự đồng ý của bất kỳ bên nào khác. Đây được cho là động thái nguy hiểm có thể chính thức “giết chết” thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran với nhóm P5+1 và kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ... Liệu các bên có thể cứu vãn được thỏa thuận này khi Mỹ không ngừng gia tăng sức ép với Iran? Câu chuyện này sẽ được đề cập trong phần trao đổi giữa BTV Thanh Huyền với PV Phạm Huân -– cơ quan thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Ngọc Thạch – thường trú tại Ai Cập.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tổ chức thi đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vào cuối tháng 8 này.- Tạm dừng thu phí tại Trạm thu phí cầu Đồng Nai kể từ chiều ngày 24/8 tới.- Mưa lớn tiếp tục diễn ra ở một số địa phương phía Bắc trong hôm nay và ngày mai, người dân cần chủ động các giải pháp phòng tránh lũ, lũ quét và sạt lở đất.- Mỹ chính thức kích hoạt cơ chế tái trừng phạt Iran.- Lực lượng đảo chính ở Mali thông báo bước đi tiếp theo. Trong khi, lãnh đạo Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi đã bắt đầu thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Mali.
Sau khi nhậm chức Thủ tướng I-rắc tháng 5 vừa qua, ông Mustafa Al-Kadhimi sẽ có chuyến thăm Mỹ đầu tiên và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump vào ngày 20/8. Giới phân tích từng nhận định, xử lý mối quan hệ với Mỹ là một trong những thách thức lớn nhất của ông Al-Kadhimi trên cương vị Thủ tướng I-rắc, vì vậy dư luận thế giới rất chờ đợi ông Al-Kadhimi sẽ đối diện với thách thức đó như thế nào trong chuyến thăm Mỹ lần này. Dù trước chuyến thăm, cả phía I-rắc và Mỹ cùng thông báo những nội dung chính sẽ được thảo luận trong cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo, nhưng vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất vẫn là hợp tác Mỹ - Irắc trong lĩnh vực an ninh, bao gồm cả việc binh lính Mỹ đồn trú tại I-rắc cũng như mối quan hệ của cả Mỹ và I-rắc với Iran. Cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với phóng viên Thế Nguyễn, thường trú Đài TNVN thường trú tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, bắt đầu hôm nay (theo giờ Mỹ) và kéo dài trong bốn ngày đêm. Nội dung chính của đại hội năm nay là chính thức đề cử cựu Phó Tổng thống Mỹ. Joe Biden làm ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 tới. Điểm đáng chú ý của hội nghị lần này là ứng cử viên Joe Biden cùng nhiều diễn giả khác sẽ không tới tham dự trực tiếp đại hội. Vậy người dân Mỹ có thể mong đợi điều gì từ sự kiện này, hội nghị toàn quốc có thể thay đổi cuộc đua bầu cử Mỹ ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa kết thúc chuyến thăm châu Âu trong 5 ngày. Diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa thông báo rút quân ra khỏi Đức, với nội dung chính là thảo luận về an ninh mạng và an ninh năng lượng, chuyến thăm Cộng hòa Séc, Slovenia, Áo, Ba Lan của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được đánh giá là đạt mục tiêu đề ra trong nỗ lực nhằm tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia Trung và Đông Âu trong cuộc đối đầu địa chính trị với Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, giới quan sát nhận định chuyến thăm Trung và Đông Âu của ông Pompeo mang tính biểu tượng hơn, dường như muốn tạo ấn tượng thành công trong chính sách đối ngoại trước thềm bầu cử Mỹ, tạo lợi thế cho ứng cử viên là tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Để có cái nhìn sâu hơn về kết quả chuyến thăm châu Âu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Hải Đăng, Thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc theo dõi khu vực Đông Âu:
- Cả nước ghi nhận 12 ca mắc covid- 19 mới trong ngày, nhưng đồng thời có 9 ca mắc covid- 19 được chữa khỏi bệnh.- Chấm dứt cách ly xã hội đối với TP Buôn Ma Thuột từ 0h ngày mai 17/8, sau 14 ngày thực hiện theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.- Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên là “lá chắn kép” ngăn tội phạm ma túy, tội phạm buôn bán người và dịch Covid-19 xâm nhiễm vào địa bàn và vào sâu trong nước.- Thượng đỉnh Mỹ-Nga có thể diễn ra trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.- Trung Quốc ủng hộ đề xuất tổ chức hội nghị về Iran, trong khi Mỹ tuyên bố có thể không tham gia.
Mỹ vừa trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một dự thảo nghị quyết nhằm gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran. Hiện Hội đồng Bảo an đang xem xét dự thảo và dự kiến sẽ đưa ra bỏ phiếu trong tuần này. Giới phân tích cho rằng, nếu như dự thảo nghị quyết của Mỹ được thông qua, đó sẽ là dấu chấm hết cho thỏa thuận hạt nhân mà các đối tác còn lại hiện đang cố gắng để duy trì. Tuy nhiên, việc có được 9 phiếu ủng hộ để nghị quyết được thông qua là điều không đơn giản, nhất là khi Nga và Trung Quốc vẫn phản đối lập trường của Mỹ trong vấn đề này. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với Đại sứ Nguyễn Quang Khai sau đây sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
- Quản lý thị trường Hưng Yên: phát hiện phương tiện vận chuyển gần 13.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ.- Bình Định tạm giữ số lượng lớn khẩu trang, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ.- 7 tháng qua, Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện gần 9.400 cơ sở kinh doanh khẩu trang vi phạm.
Từ ngày 11 - 15/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm một loạt nước Trung và Đông Âu gồm: Séc, Slovenia, Áo và Ba Lan. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ 3 của ông Pompeo, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm ngoái. Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đang ngày càng phức tạp hay sự ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc đang ngày càng lớn tại khu vực Trung và Đông Âu, chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ được cho là nhằm tìm kiếm một bầu không khí thân thiện hơn với khu vực này. Chính quyền Mỹ thực sự tính toán gì với chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Pompeo? Liệu các nước Trung - Đông Âu sẽ đón nhận “tình cảm” này của Washington như thế nào? Trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc theo dõi khu vực Đông Âu.
Đang phát
Live