Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2020, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của ngành khoa học cho thấy, chúng ta mới chỉ có hơn 460 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và vài chục doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao- tức chỉ bằng khoảng 1/10 mục tiêu đã đề ra. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu, và liệu mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm nay liệu có đạt được?
Ngày 07/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 -2025, trong đó yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện việc tiết kiệm điện. Xác định tầm quan trọng của điện năng trong phát triển kinh tế và đời sống, Diễn đàn chủ nhật bàn về chủ đề: Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện? Với sự tham gia của khách mời là Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương; và Chuyên gia về năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh; Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.
- Đa số đại biểu Quốc hội đồng tình ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong cả nước.- 20 tấn vải đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đã được xuất khẩu đi Mỹ, mở ra triển vọng cho 15 nghìn hecta vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của địa phương.- Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 29 bị can trong vụ gây rối trật tự tại xã Đồng Tâm, thành phố Hà Nội.- Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM tuyên hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước liên quan vụ ông Lương Hữu Phước để điều tra lại.- Tiếp tục loạt phóng sự “Đại dịch covid-19 cơ hội để chuyển đổi, phát triển”, đề cập những thay đổi và sự an tâm, tin tưởng của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp cũng như mỗi người dân vào “Những quyết sách kịp thời” của Đảng và Chính phủ.- Tròn 2 năm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên. Khi đó thế giới hy vọng về một tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Vậy nhưng sau 2 năm, gần như vẫn ở xuất phát điểm khi hai bên luôn nghi kị và đổ lỗi cho nhau.- Campuchia cảnh báo nhà thầu Trung Quốc vì chất lượng công trình tại nước này.
Sáng 28/05, Quốc hội nghe tờ trình về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và nghe báo cáo thẩm tra Chương trình này. Trước thềm phiên họp, các đại biểu cho rằng đây là chương trình quan trọng với mục tiêu tạo ra sinh kế để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, thiểu số miền núi của cả nước, nhằm thu hẹp dần khoảng cách về giàu nghèo, khoảng cách về đời sống kinh tế xã hội của miền núi với đồng bằng. Phóng viên Nguyên Nhung phản ánh.
- Nhân Ngày Truyền thống phòng, chống thiên tai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, góp phần bảo vệ cuộc sống bình an của nhân dân.- Trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông quốc tế lớn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong công tác phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam đã có biện pháp đúng, chỉ đạo quyết liệt, đặt người dân làm trung tâm và được nhân dân ủng hộ, chung tay hành động. Trong khi đó, theo kết quả thăm dò của Công ty Phân tích dữ liệu và Nghiên cứu thị trường YouGov của Anh, Việt Nam đứng đầu thế giới về mức tín nhiệm truyền thông liên quan đến việc đưa tin về dịch Covid-19.- Các tỉnh miền Trung chuẩn bị đón cả nghìn chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Làm thế nào để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 là bài toán đặt ra với cả chính quyền địa phương và doanh nghiệp.- Nhiều địa phương đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Mức tiêu thụ điện của cả nước trong hôm qua đã lập kỷ lục mới với gần 789 triệu kWh. Nắng nóng cũng khiến hàng chục nghìn héc ta rừng tại các tỉnh phía Nam đứng trước nguy cơ cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.- Khai mạc Kỳ họp thứ 3 khóa 13 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không đặt ra mục tiêu tăng trưởng trong năm. Cũng tại phiên khai mạc sáng nay, Quốc hội Trung Quốc cũng đã xem xét dự thảo quyết định về việc bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông.- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức họp khẩn, khi Mỹ thông báo rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
Hơn 80% bệnh nhân mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, gần tuần qua chúng ta chưa ghi nhận ca mắc mới. Đây cũng là kết quả sau 2 đợt cao điểm thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Với quan điểm kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội, các địa phương cần có những hoạt động ra sao để vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo được đời sống cho người dân. PV Thúy Ngà phân tích.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live