Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01, khẳng định quyết tâm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt điện, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm từ năm 2025 đến 2030.- Năm 2024, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,31%, vượt mức bình quân cả nước, nhưng vẫn đối mặt những thách thức như hạ tầng giao thông hạn chế, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và mô hình tăng trưởng chưa bền vững.- Hàn Quốc tạm ngừng thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-Yeol, sau cuộc đối đầu kéo dài hàng giờ đồng hồ giữa các nhà điều tra và nhân viên an ninh của Phủ Tổng thống.- Nữ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn công khai khối tài sản cá nhân trị giá hơn 400 triệu đôla Mỹ, theo yêu cầu của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia.
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã bố trí hơn 11.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng của Khu Kinh tế cửa khẩu, hướng đến mô hình trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất các tỉnh miền núi phía bắc và khẳng định vai trò kết nối liên vùng.
Năm 2024 được đánh giá là một năm vượt khó thành công của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Dấu ấn nổi bật là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (gọi tắt là Hiệp định CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục - chỉ trong vòng 16 tháng, khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. Năm 2025 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn với công tác hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường, tác động không thuận tới hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của nước ta. Làm gì để công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu và mang lại những kết quả tích cực, tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP - với mục tiêu tăng từ 8% trở lên trong năm 2025? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cùng bàn về câu chuyện này.
Nếu như năm 2024 được coi là “năm của sự phục hồi” sau đại dịch COVID-19, thì năm 2025 này được dự báo sẽ là năm nền kinh tế thế giới tìm kiếm trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên những căng thẳng địa chính trị gia tăng đe dọa triển vọng kinh tế trong bối cảnh các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới cố gắng cắt giảm lãi suất nhằm đối phó với cú sốc lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Sau khi tụt hạng và đánh mất vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, thậm chí bị đánh giá là rơi vào suy thoái kỹ thuật hồi cuối năm 2023 - đầu năm 2024, nhìn lại cả năm qua, kinh tế Nhật Bản lại ghi nhận nhiều tín hiệu khá tích cực. Từ những chỉ dấu này, các chuyên gia bắt đầu lạc quan về triển vọng cho năm 2025, dù sắp tới sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức - đặc biệt là các chính sách thương mại của Mỹ khi chuẩn bị có nhà lãnh đạo mới. Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản sẽ giúp quí vị có thêm các nhận định về nền kinh tế xứ sở Mặt Trời mọc năm qua và những triển vọng cho năm tới.
Trong năm 2024, kinh tế Nhật Bản ghi nhận nhiều thành công, khiến các chuyên gia bắt đầu lạc quan về triển vọng cho năm 2025.
Những ngày cuối năm, liên tiếp những chỉ số của các ngành, địa phương được công bố qua các hội nghị tổng kết năm 2024, định hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025. Nhiều chỉ số cho thấy xu hướng phục hồi tích cực của nền kinh tế đã được khẳng định qua từng quý, bứt tốc vào quý cuối năm, về đích và vượt mục mục tiêu trong một năm đầy gian khó, nhiều cảm xúc.
Vượt khó khăn Thủy sản về đích xuất khẩu 10 tỷ USD - Thời tiết bất lợi, giá nông sản tăng mạnh ngay trước Tết - Phát huy vai trò người cao tuổi trong phát triển kinh tế nông thôn.
Mặc dù trong năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi và triển vọng tăng trưởng kinh tế… tuy nhiên đánh giá khách quan tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Long An là một trong số ít địa phương đã khẳng định vai trò, nỗ lực của mình khi vượt qua rất nhiều thách thức tiếp tục vươn lên dẫn đầu nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế.
Những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu và các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Tính đến ngày 15/12/2024, tổng thu ngân sách từ hoạt động XNK trên địa bàn đạt hơn 17.200 tỷ đồng, tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2023.
Đang phát
Live