Hội nghị Thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới chuẩn bị khai mạc tại Đại Liên, Trung Quốc. Với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới”, Diễn đàn năm nay có sự tham gia của 1.600 đại biểu quốc tế đề cập những vấn đề mới của kinh tế thế giới. Đáng chú ý, trong 6 nội dung chính của diễn đàn, phiên thảo luận “Trung Quốc và thế giới” thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Giới phân tích nhận định với phiên thảo luận này, Trung Quốc muốn thúc đẩy tham vọng dẫn dắt kinh tế thế giới trong thời đại trí tuệ nhân tạo. Hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần này.
Tại Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố, ghi nhận nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam phục hồi khá, 6 tháng đầu năm ước đạt 5,8%. Tuy nhiên, tốc độ vẫn chậm và thấp hơn khoảng 1% so với mức tăng trưởng tiềm năng trước đại dịch Covid-19. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 6% đến 6,5% của năm nay, còn nhiều thách thức nền kinh tế phải vượt qua. Mới đây, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 93 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, với những nhóm giải pháp chi tiết, cụ thể, đốc thúc các Bộ, cơ quan, địa phương… thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Phát biểu tại Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu đội ngũ báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung-Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) xếp hạng Việt Nam tín nhiệm trong dài hạn là ổn định và dự báo kinh tế sẽ tăng tốc trong 12 tháng tới- Công an quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng triệt phá thành công đường dây cá độ bóng đá quy mô hơn 1.000 tỷ đồng- Hạ viện Thái Lan thông qua Dự luật Ngân sách tài khóa 2025 trị giá hơn 102 tỷ USD- Trung Quốc tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó với công ty công nghiệp quân sự của Mỹ
Tại hội thảo công bố "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024" tổ chức sáng nay (20/6/2024), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra nhận định "Kinh tế nước ta trong năm 2024 có thể diễn biến theo 2 kịch bản". Kịch bản 1, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85%, lạm phát ở mức 4,5; Kịch bản thứ 2 là điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01%. Các nội dung liên quan đến “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” cũng được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích làm rõ những cơ hội, thách thức và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. Hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng ở nước ta vẫn là cơ sở hạ tầng và kinh phí.
Sáng nay 19/6, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức Chương trình Toạ đàm về tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm, kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm và gặp mặt báo chí nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925- 21/6/2024). PV Xuân Lan thông tin:
Nhận diện sự thật sẽ làm rõ những thiên kiến sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam.- Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn.- Châu âu bất đồng trong lựa chọn các vị trí chủ chốt.- Sóng nhiệt nguy hiểm đe dọa hàng triệu người dân Mỹ.
Vùng ĐBSCL mỗi năm sản xuất từ 24 đến 25 triệu tấn lúa, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông hộ. Sản lượng lúa lớn cũng đồng nghĩa với việc khối lượng phụ phẩm từ lúa gạo cũng đến hàng chục triệu tấn rơm rạ, hàng triệu tấn trấu, vỏ trấu. Tuy nhiên, những phụ phẩm từ lúa gạo vẫn chưa được chú trọng đúng cách, vẫn còn lãng phí tài nguyên. Nếu những nguồn phụ phẩm này được tái chế, tái sử dụng một cách hiệu quả sẽ đem lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tạo giá trị gia tăng cho ngành lúa gạo.
Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại kỳ họp thứ 7, QH Khoá XV: Cơ hội hợp tác sâu rộng với các nền kinh tế phát triển- Người thương binh vượt khó Lâm Anh Lữ, tỉnh Cà Mau với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội- Ukraine và Moldova tiến gần hơn tới mục tiêu gia nhập EU- Nền kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục sau dự báo tăng trưởng quý II- Các "đại bàng" công nghệ Đài Loan muốn chuyển sản xuất sang VN- Cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán trong nước
Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo là những điểm sáng nối bật trong bức tranh kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm nay. Trong đó, xuất siêu đạt hơn 8 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Hoạt động dịch vụ trong 5 tháng sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi toàn diện. Động lực tăng trưởng dựa vào tiêu dùng phục hồi chậm và yếu. Khu vực doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 ở mức 6-6,5% như đã đề ra, đòi hỏi quyết tâm cao và nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới”. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học kinh tế, thuộc Đại học quốc gia.
Phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Peterburg lần thứ 27 diễn ra chiều 6/6 với sự tham dự của đông đảo quan khách quốc tế và nước Nga. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn. Ngày 6/6, Đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với một số Bộ, ngành và các Tập đoàn kinh tế Nga.
Đang phát
Live