- Hạn chế bất cập do Covid-19, nhiều công đoạn quản trị kinh doanh đang được số hóa.- Nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều công ty khởi nghiệp tiềm năng dựa trên nền tảng số.- Định hướng kinh tế số Việt Nam: vẫn cần nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý.
“Bao giờ cuộc sống trở lại bình thường?” có lẽ là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất sau khi hàng loạt chính phủ trên thế giới triển khai biện pháp phong tỏa và hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Đến nay, chưa có quốc gia nào công bố thời điểm dỡ bỏ các biện pháp này, nhưng đã có một số nước bắt đầu nới lỏng một vài biện pháp giảm áp lực cho nền kinh tế. Thực tế này cũng đang đặt ra bài toán khó trong việc đảm bảo cân bằng vừa chống dịch, vừa khôi phục hoạt động kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới.
- Hôm nay, Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị mới trong phòng chống dịch.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ kiểm tra thông quan hàng hóa nông sản ở một số cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.- Cả nước có gần 8 triệu người khuyết tật và đa phần trong số họ đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch Covid-19, cần sự sẻ chia, giúp đỡ.- Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ cho dù quốc này đang ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở mức kỉ lục. Trong khi đó, Trung Quốc quyết định thông qua các chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để phục hồi nền kinh tế.- Bình luận: “Tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2020 cần thận trọng và công bằng”.
Sau hơn 1 tháng đóng cửa để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đến nay, một số nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phong tỏa, nhằm giảm sức ép lên nền kinh tế. Mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa công bố các chỉ dẫn mở cửa nền kinh tế. Mặc dù các biện pháp nới lỏng được thực hiện một cách thận trọng, song nhìn vào bản đồ dịch Covid-19 đang lây lan trên khắp thế giới, nhiều câu hỏi đang đặt ra, chẳng hạn như những bước đi như vậy có rủi ro như thế nào và những quyết định nới lỏng được tính toán dựa trên cơ sở? Cùng bàn về chủ đề này, biên tập viên Thanh Huyền trao đổi với PV Phạm Huân – thường trú tại Mỹ và phóng viên Quang Dũng – thường trú tại Pháp.
- Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến về COVID-19 trong khuôn khổ Liên minh vì chủ nghĩa đa phương.- Đại diện Tổng cục Hải quan nói gì trước nghi vấn thiếu minh bạch trong thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu 400.00 tấn gạo?- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo trước ngày 18/4.- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến Nguyễn Xuân Đường (hay còn gọi là Đường Nhuệ).- Điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin khẳng định sự đoàn kết hợp tác, ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước trong dịch bệnh.- Bài bình luận: “Linh hoạt chuyển trạng thái của đời sống và sản xuất kinh doanh”.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/04 cho biết, ông sẽ làm việc với tất cả 50 Thống đốc để “mở cửa lại” các bang và tuyên bố điều này ở một số bang có thể diễn ra thậm chí trước ngày 01/05. Tin của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh Covid-19. Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh nguy hiểm này.- Tính đến sáng nay, nước ta không có ca mắc mới, tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước là 265 ca, 3 ca bệnh nặng. Trong hôm nay, dự kiến sẽ có thêm 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Một loạt bang ở Mỹ lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 mới có dấu hiệu giảm dần.- Pháp quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc thêm 1 tháng trong khi nhiều quốc gia gặp khó trong việc tìm cách nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch để tái khởi động nền kinh tế.
- Tại cuộc họp của Thủ tướng với lãnh đạo các bộ và cộng đồng doanh nghiệp chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải mở mặt trận thứ hai để tái khởi động, phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19.- Sẽ không nới lỏng các quy định phòng chống dịch Covid-19, thậm chí sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực vào ngày 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia sẽ đề xuất Thủ tướng ban hành Chỉ thị mới trên tinh thần tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch.- Giá xăng trong nước tiếp tục giảm hơn 600 đồng 1 lít từ chiều nay, xuống dưới mức 12 nghìn đồng 1 lít.- Cơn mưa "vàng" vào sáng nay đã giúp giải nhiệt cho Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung giữa cao điểm hạn mặn.- Trung Quốc tăng cường kiểm soát các ca mắc Covid-19 không triệu chứng nhập cảnh từ nước ngoài. Trong khi đó, Hàn Quốc cảnh báo tình trạng nhiều ca tái nhiễm sau khi khỏi bệnh, nguy cơ lây nhiễm tập thể có thể tăng trong Lễ Phục sinh năm nay.- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đối tác, đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục, thị trường ngay lập tức có phản ứng tích cực.
- Triển khai các giải pháp cấp bách ổn định kinh tế - xã hội, tạo sức bật mạnh mẽ hơn sau khi dịch bệnh kết thúc.- Tổ chức Fitch Ratings dự báo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021 với mức tăng trưởng dự kiến 7,3%. - Cơ hội khởi nghiệp của các bạn trẻ trong thời đại công nghiệp 4.0.
Đang phát
Live