Cùng với Facebook, YouTube, Zalo thì Tik Tok là mạng xã hội phổ biến nhất tại nước ta với khoảng 50 triệu người sử dụng. Vậy nhưng gần đây, trên TikTok ngày càng xuất hiện nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, các thông tin sai sự thật, mê tín dị đoan. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động của mạng xã hội này vào tháng 5 tới. Vậy cần siết chặt quản lí TikTok tại Việt Nam như thế nào? Có cần thiết cấm hoàn toàn ứng dụng này như một số quốc gia đã thực hiện? Nếu không kịp thời chấn chỉnh, TikTok có thể gây ảnh hưởng và nguy hại ra sao đến đời sống văn hóa xã hội, đặc biệt với giới trẻ nước ta?
Cần siết chặt quản lý Tik Tok ra sao sau khi Bộ Thông tin Truyền thông chỉ ra 6 sai phạm của mạng xã hội này?- Nguy cơ “già trước khi giàu” của Trung Quốc khi quốc gia này sắp nhường vị trí đông dân nhất thế giới cho Ấn Độ- Niềm hạnh phúc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ để kiểm soát các yếu tố liên quan đến mùa vụ
Đái tháo đường được coi như căn bệnh giết người thầm lặng. Theo Hội Nội tiết và Đái tháo đường, Việt Nam hiện có hơn 3,5 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh đái tháo đường và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Bởi vậy việc nhận thức đúng để phòng ngừa biến chứng và “chung sống” hòa bình với căn bệnh mạn tính này là vấn đề vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó việc song song điều trị và bồi bổ sức khỏe chủ động quan trọng như thế nào? Đại tá, bác sĩ Nguyễn Lê tư vấn phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược.
Những ngày vừa qua, thế giới chứng kiến bạo lực leo thang nghiêm trọng giữa Israel và Palestine. Phía Israel cáo buộc nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas của Palestine tiến hành hàng chục cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza và Li-băng nhằm vào khu vực phía Nam của Israel. Để trả đũa, Không quân Israel đã ném bom vào các mục tiêu của Hamas. Các cuộc tấn công trả đũa xuyên biên giới này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Dư luận đang lo ngại bạo lực có nguy cơ mất kiểm soát tại “chảo lửa” Trung Đông. Vậy tình hình thực sự căng thẳng tới mức nào và hệ lụy của nó ra sao? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình Trung Đông - Châu Phi phân tích vấn đề này.
Dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về “Kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật” đang được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội xây dựng và dự kiến sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, thông qua trong năm 2023. Góp ý cho dự thảo Quy định, nhiều ý kiến cho rằng cần nhận diện rõ “lợi ích nhóm” trong xây dựng pháp luật và xây dựng cơ chế thực chất, hiệu quả để phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác này.
Sáng kiến về cơ chế hợp tác “Sông Mê Công an toàn” được Trung Quốc và Thái Lan đồng khởi xướng vào năm 2013. Việt Nam chính thức tham gia cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn từ năm 2019 đến nay. Sau khi tham gia cơ chế hợp tác Việt Nam cùng các nước đã phối hợp triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia, số lượng thu giữ hàng tấn ma túy, bắt giữ được nhiều đối tượng cầm đầu các tổ chức tội phạm. Nhân dịp tổng kết hoạt động của cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn về kiểm soát ma túy, Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an về vấn đề này
Theo báo cáo của Tòa án nhân tối cao, từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp cán bộ, công chức ngành tòa án đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp tham nhũng và tiêu cực. Vi phạm pháp luật trong đội ngũ cơ quan điều tra, kiểm sát, thi hành án cũng đã xảy ra trong thời gian qua. Hoạt động của các cơ quan tư pháp không chỉ bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa thực thi và bảo vệ công lý. Vì vậy, những vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động tư pháp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân với pháp luật và công lý. Một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp đó là kiểm soát quyền lực. Cơ chế này hiện đang được thực thi ra sao và cần lưu tâm những vấn đề gì để đủ mạnh, có hiệu lực và hiệu quả? Ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
- Lực lượng Kiểm ngư ngăn chặn khai thác thuỷ sản trái phép ở vùng biển giáp ranh - Kiểm soát tàu cá gặp khó do đâu - Bình Định chuyển dần nuôi biển sang nuôi công nghiệp
Ngày 20/3, Ủy ban châu Âu cho biết rằng sẽ khởi động một dự án thí điểm với Bulgaria về việc ngăn chặn những người đến bất thường, tăng cường quản lý biên giới và di cư. Dự án thí điểm nhằm hỗ trợ Bulgaria triển khai các hoạt động thực tiễn trong việc đẩy nhanh thủ tục xin tị nạn và hồi hương đạt hiệu quả.
Hôm nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội chất vấn các nhóm vấn đề, thuộc lĩnh vực quản lý của Tòa án và Viện Kiểm sát- Việt nam cần chuẩn bị tâm thế như thế nào với quy định áp dụng thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu?- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát, phòng, chống dịch bệnh Marburg, loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng tử vong cao- Thành phố Hà Nội đào tạo nghề miễn phí cho gần 15 nghìn người thuộc 5 nhóm đối tượng- Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn Sắc lệnh giải tán Hạ viện, mở đường tổ chức Tổng tuyển cử vào tháng 5 tới- Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 đánh dấu tròn 1 thập kỷ Liên hợp quốc thực hiện sáng kiến thúc đẩy hạnh phúc quốc gia. Trong báo cáo lần này, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, lên vị trí 65
Đang phát
Live