Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 15, các đại biểu bầu lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước.- Chính phủ vừa ban hành nghị quyết Nghị quyết phiên họp chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19, trong đó lưu ý, các địa phương không tự ý đặt ra "giấy phép con" làm ách tắc, cản trở việc lưu thông hàng hóa và người thi hành công vụ.- Bộ Y tế ban hành tiêu chí cơ sở đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine COVID-19. Trong khi đó, TPHCM sẽ bắt đầu đợt 5 chiến dịch tiêm chủng cho người dân trên địa bàn.- Từ hôm nay 21/7, người dân được làm thủ tục đăng ký xe trên mạng.- Haiti có Thủ tướng mới sau gần 2 tuần Tổng thống Giô-vơ-nen bị ám sát. Đây là dấu mốc quan trọng, được kỳ vọng giúp quốc gia này chấm dứt sự tranh giành quyền lực.- Mỹ và Đức đạt được thỏa thuận về dự án Dòng chảy phương Bắc 2, chấm dứt nhiều năm căng thẳng giữa hai bên về dự án này.
Nhân kỷ niệm 44 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, ngày 19/7, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh đã hội đàm trực tuyến với Chủ tịch cơ quan Kiểm toán nhà nước Lào Malaithong Kommasith, trao đổi các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai cơ quan.
Gần nửa năm trôi qua, tình hình giải ngân vốn đầu tư công của nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn diễn ra khá chậm, thậm chí nhiều nơi còn chưa có kế hoạch giải ngân. Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng bao gồm thu hồi nộp ngân sách nhà nước, giảm thanh toán và xử lý khác, đồng thời, có rất nhiều kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương và các Ban Quản lý dự án để kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong quản lý đầu tư công.
Chiều nay (1/6), tại trụ sở Kho bạc Nhà nước, ông Trần Kim Lộc, Chủ tịch Công đoàn Kiểm toán Nhà nước thay mặt công đoàn ngành Kiểm toán nhà nước đã đến trao ủng hộ Quỹ Vắcxin phòng Covid-19 với số tiền là 900 triệu đồng.
Với mục tiêu trở thành công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, góp phần làm minh bạch nền tài chính quốc gia, Kiểm toán Nhà nước đã tiếp tục đẩy mạnh các cuộc kiểm toán lĩnh vực có nhiều rủi ro, được dư luận xã hội và cử tri cả nước quan tâm, nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quản lý tài chính, kinh tế, trong đó công tác kiểm toán các dự án đầu tư công được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước. Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng bao gồm thu hồi nộp ngân sách nhà nước, giảm thanh toán và xử lý khác, đồng thời, có rất nhiều kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương và các Ban Quản lý dự án để kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong công tác chỉ đạo điều hành, kiến nghị xem xét, sửa đổi kịp thời các quy định, chính sách không phù hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư dự án.
Nhận thức được vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, kiểm toán môi trường ngày càng được các cơ quan kiểm toán tối cao chú trọng như một xu thế tất yếu. Tại Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước đã có những nghiên cứu, tìm hiểu, định hướng phát triển kiểm toán môi trường. Kết quả và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã góp phần ngăn chặn các vi phạm về môi trường, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan.
Sáng nay, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị công bố nghị quyết của Quốc hội về bầu tổng kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và bàn giao công tác của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Kiểm toán nhà nước cần tiếp tục thực hiện thật tốt nhiệm vụ là cơ quan kiểm toán trong việc quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công; hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công. Đồng thời phải hỗ trợ rất tích cực cho Quốc hội trong công tác giám sát tối cao; góp phần quan trọng, tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và lãng phí.
Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước đề cao việc nêu gương Người đứng đầu trong xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo phương châm “nói đi đôi với làm”, lấy kết quả thực hiện Chỉ thị 05 là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng, thông tin đáng chú ý tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước tổ chức.
Năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, đất nước ta thu được nhiều kết quả ấn tượng, là điểm sáng trên thế giới về kiểm soát, phòng chống dịch Covid 19 và nền kinh tế có tăng trưởng, phục hồi nhanh sau dịch. Trong nỗ lực chung của toàn hệ thống chính trị, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm mà Đảng, Quốc hội và nhân dân giao phó, góp phần quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, phòng chống tham nhũng hiệu quả. Trên cương vị Chủ tịch Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chương trình và sáng kiến được đánh giá cao, nâng cao vị thế và hình ảnh của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong cộng đồng kiểm toán công thế giới. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn Ủy viên trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc về những kết quả nổi bật của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam: Thực hiện trọng trách Chủ tịch các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á, nhiệm kỳ 2018-2021.
Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính của hơn 60.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu Ngân sách nhà nước hơn 4.900 tỷ đồng, giảm chi Ngân sách nhà nước hơn 13.800 tỷ đồng, kiến nghị khác khoảng 41.200 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 119 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý. Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán.
Đang phát
Live