V1-Với chủ đề “Ứng dụng “số” trong doanh nghiệp khởi nghiệp” các chuyên gia sẽ phân tích những thuận lợi và hạn chế, đồng thời gợi mở giải pháp để doanh nghiệp khởi nghiệp nắm bắt cơ hội chuyển đổi số, trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
VOV1 - Chương trình khởi nghiệp chủ đề “Khởi nghiệp xanh và câu chuyện của doanh nhân đầu xuân mới”. Khách mời là PGS.TS Phan Chí Anh, GĐ Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế-ĐHQG Hà Nội và doanh nhân Nguyễn Đức Quý, TGĐ Công ty CP Công nghệ công nghiệp Vconnex.
Được coi là “phái yếu”, nhưng ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, thực tế đã chứng minh phụ nữ không chỉ thực hiện tốt vai trò trong gia đình mà còn tự tin, quyết tâm theo đuổi đam mê nghề nghiệp, tìm cách độc lập tài chính, tự chủ kinh tế. Theo thống kê của Liên đoàn thương mại cà công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành doanh nghiệp nước ta hiện cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xấp xỉ 25%, tức là cứ 4 doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp do doanh nhân nữ làm chủ. Tính cần cù, chịu khó; sự thấu hiểu và hy sinh, cùng khả năng quan sát nhạy bén, trực giác của phụ nữ là những điều vô cùng hữu ích khi triển khai các mô hình khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm lợi thế là không ít khó khăn cần vượt qua để đi tới thành công. Chương trình khởi nghiệp với chủ đề “Khi phụ nữ khởi nghiệp”, chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề này. Khách mời tham gia chương trình là Doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên, Giám đốc Công ty TNHH Nasaki Việt Nam, người được biết đến với hành trình “đưa ngói màu không nung chinh phục quốc tế” và doanh nhân Lê Dung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup.
Dòng tiền là một yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. Việc quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thiểu rủi ro tài chính và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, khi nguồn tài chính còn eo hẹp, việc huy động vốn hạn chế, việc quản lý dòng tiền như thế nào để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh khủng hoảng để từng bước phát triển, là vấn đề đặt ra thường xuyên và liên tục. “Doanh nghiệp khởi nghiệp và vấn đề quản lý dòng tiền” - là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. Các khách mời tham gia chương trình là Tiến sỹ Đào Thị Tuyết Nhung, Phó trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế-ĐHQG Hà Nội và doanh nhân Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch Quỹ đầu tư Việt Nam Singapore (VNS Capital), Phó chủ tịch CLB CEO 1983.
Khởi nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào, thì con người cũng là yếu tố quan trọng. Để có một hành trình khởi nghiệp suôn sẻ và thuận lợi, ngoài tiềm lực kinh tế và trình độ, công nghệ sản xuất… các doanh nhân trẻ cần chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức về quản trị nhân sự; tích lũy kinh nghiệm từ các tình huống thực tế cũng như biết vận dụng cách thức quản lý sao cho linh hoạt và hiệu quả. Trong suốt hành trình xây dựng doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp phải tuyển dụng cộng sự, nhân viên đi cùng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Ngân sách tài chính thì hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, môi trường làm việc tùy thuộc vào hoàn cảnh... Vậy, làm sao để tuyển dụng đúng người, đúng việc và giữ họ ở lại với mình? Cùng bàn chủ đề “Bài toán nhân sự đối với công ty khởi nghiệp": - Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Nhàn, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại, Trường Đại học Thương mại. - Doanh nhân trẻ Trần Ánh Phương, Giám đốc Công ty TNHH T’imex, thành viên CLB CEO 1983.
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến bất lợi, khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, “trong cái khó lại ló cái khôn”. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, chọn hướng đi phù hợp để vượt qua khó khăn thách thức. Xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để bứt phá đi lên. “Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp khởi nghiệp” cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. Các khách mời tham gia chương trình: - Tiến sỹ Hoàng Xuân Vinh, Viện nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
- Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến khó lường và khó dự báo dưới tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030 duy trì xếp hạng về chỉ số GII thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; tầm nhìn đến năm 2045, trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Vậy, doanh nghiệp Khởi nghiệp cần hành động như thế nào để nắm bắt cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? Đây cũng là chủ đề của chương trình Khởi nghiệp hôm nay. - Khách mời tham gia chương trình là Doanh nhân Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất cơ điện và Thương Mại Phương Linh và Viện trưởng Viện doanh trí Lê Dung. Bà Lê Dung cũng là Ủy viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đang phát
Live