Sáng nay, nước ta tiếp tục ghi nhận các ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng liên quan đến ổ dịch tại tỉnh Hà Nam.- Chủ trì cuộc họp khẩn của Thường trực Chính phủ về các biện pháp phòng chống COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch.- Lễ thượng cờ Thống nhất non sông sáng nay diễn ra tại đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. 46 năm sau ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, từ khát vọng hòa bình cháy bỏng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong hành trình thực hiện khát vọng xây dựng biểu tượng hòa bình một đất nước Việt Nam hùng cường.- Đại diện các nước thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đánh giá cao các hoạt động ưu tiên của Việt Nam, đặc biệt là việc thúc đẩy sự quan tâm của Hội đồng Bảo an tới khía cạnh nhân đạo và bảo vệ thường dân trong tháng Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch.- Mỹ và Hàn Quốc thông báo Tổng thống hai nước sẽ tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 21/5 tới với mục tiêu làm nổi bật liên minh vững chắc giữa hai nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động và phát động Tháng Công nhân.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt nguyên tắc “3 không” khi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong lĩnh vực giao thông vận tải.- Ngân hàng phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay đạt mức 6,7%, cao hơn chỉ tiêu của Quốc hội và mục tiêu của Chính phủ.- Các địa phương tiếp tục siết chặt tuần tra, kiểm soát vùng biên giới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tại 2 nước láng giềng là Lào và Campuchia vẫn diễn biến phức tạp.- Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về nguy cơ biến chủng kép nguy hiểm của virus SARS-COVI-2 tại Ấn Độ đã xâm nhập vào nước ta hay chưa?- Nhật Bản cảnh báo biến thể kép của virus sars-covi2 tại Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn các biến thể khác từng ghi nhận.
Cùng với những điểm nóng tại Trung Đông, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia châu Á, câu chuyện tàu vũ trụ Crew Dragon Endeavour của Công ty hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ) mang theo 4 phi hành gia đã ghép nối thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang hâm nóng dư luận. “Nóng” là bởi đây là bước đi mới nhất trong cuộc đua nhằm đưa người lên Mặt trăng lần đầu tiên trong thế kỷ 21. Bên cạnh chinh phục và thám hiểm Mặt trăng, Sao Hỏa cũng nằm trong “tầm ngắm” của cuộc chạy đua khám phá vũ trụ đầy gay cấn, với 3 “tay đua” đang dẫn đầu lúc này là Mỹ, Nga, Trung Quốc. Nói cách khác, sự kiện này chỉ là một mốc đánh dấu sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa các cường quốc.
- Việt Nam ứng cử HĐ Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng!- Luật sư giải đáp về thủ tục kiểm tra hòm phiếu; Cách thức ghi phiếu bầu và bỏ phiếu đúng quy định pháp luật.- Cạnh tranh địa chính trị - “nóng” cả lĩnh vực hàng không vũ trụ.- Loạt bài “Quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội" - Bài 2 nhan đề: Bao giờ Hà Nội có được quy hoạch thống nhất về không gian ngầm?- Ủy ban châu Âu công bố đề xuất các quy định đầu tiên về trí tuệ nhân tạo.
Tại cuộc họp diễn ra chiều nay, nhiều thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã đề xuất Chính phủ không thu phí cách ly tập trung đối với người Việt Nam về nước qua đường bộ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia chủ trì cuộc họp.
Hầm đường bộ bỏ hoang, các công trình ngầm tự phát, rời rạc, không thể kết nối... đó là 2 trong số nhiều bất cập liên quan đến việc phát triển không gian ngầm tại Hà Nội hiện nay. Đây cũng là vấn đề được dư luận quan tâm khi Hà Nội công bố đồ án quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô mới đây. Vậy với một thành phố thủ đô như Hà Nội, quy hoạch, kết nối không gian ngầm cần phải được triển khai như thế nào?
Gỡ nút thắt thể chế, tạo đột phá cho đầu tư, sản xuất kinh doanh.- Nhiều tỉnh, thành ngăn chặn thực phẩm bẩn nhập lậu vào nội địa tiêu thụ.- Nội quy của phòng bỏ phiếu và việc mang phiếu bầu ra khỏi phòng bỏ phiếu.- Lối thoát nào cho cuộc đối đầu Nga – Mỹ?- Loạt bài: Quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội? Bài 1 nhan đề: Rời rạc như không gian ngầm Hà Nội.- Bóng đá Anh tẩy chay mạng xã hội để phản đối hành động phân biệt chủng tộc đối với cầu thủ.
- Giải pháp giảm “tắc nghẽn”hàng không dịp 30/4-1/5 – bài học từ Tân Sơn Nhất. - Phỏng vấn ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP), Bộ GTVT về nguyên nhân khó thu hút dự án PPP giao thông và giải pháp tháo gỡ. - Giải pháp nào để hộ kinh doanh lớn thực hiện kê khai thuế?
- Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện, thu giữ nhiều lô găng tay không nguồn gốc.- Lạng Sơn kiểm tra, xử lý hộ kinh doanh bán sữa nhập lậu trên zalo.- Lào Cai ngăn chặn trên 12.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trên đường đi tiêu thụ.
Trong tuần qua, có 2 con số thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là vẫn còn tới hơn 32% người dân phải trả thêm chi phí ngoài quy định mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn có gần 45% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức. Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 và Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2020. Điều đáng ghi nhận là chi phí bôi trơn của các doanh nghiệp theo PCI 2020 đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Đây là kết quả của sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cải thiện mức độ minh bạch trong điều hành kinh tế; tiếp tục tập trung giảm thiểu gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn đang duy trì đà cải thiện.- Tuy nhiên điều mà người dân và doanh nghiệp mong muốn là làm sao để không còn những loại chi chí ám ảnh như vậy, làm sao để môi trường kinh doanh được thực sự trong sạch, không còn những hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi chung chi như “căn bệnh ghẻ ruồi rất khó chịu” gây bất bình dư luận, gây mất lòng tin của dân, làm hư hỏng cán bộ.- Làm thế nào để loại bỏ những hành vi tham nhũng vặt như vậy để người dân, doanh nghiệp không phải phiền lòng vì những thứ nhũng nhiễu, “vặt” mà không “vặt”. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Live