
Thổ Nhĩ Kỳ đang chấn động với vụ tấn công gây thương vong lớn nhằm vào vào trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) gần thủ đô Ankara ngày hôm qua, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan gọi đây là "một vụ tấn công khủng bố tàn bạo". Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra thừa nhận đứng đằng sau vụ việc, song giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ vụ tấn công rất có thể liên quan tới Đảng Công nhân người Cuốc (Kurd) (PKK) - Tổ chức bị cấm hoạt động.
Trong thời gian gần đây, chất lượng không khí đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là 2 thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, ô nhiễm bụi vẫn còn ở ngưỡng cao, đặc biệt là các khu vực gần các trục giao thông chính. Tại các đô thị này, số ngày có chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình như tại Hà Nội và TP.HCM số ngày trong những năm gần đây có AQI ở mức kém chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số ngày quan trắc trong năm, thậm chí, có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng rất xấu và nguy hại.
"Việt Nam đứng thứ 5 trong top 10 nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất toàn cầu. Đây cũng là những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao nhất thế giới." Thông tin được đề cập tại Hội nghị khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học, do Tổng hội Y học Việt Nam và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 23/10 tại Hà Nội.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng vừa cho biết, chất lượng môi trường không khí tại Đà Nẵng luôn ở dưới ngưỡng trung bình, thậm chí chỉ số bụi ở nơi chỉ số cao nhất cũng ở mức xấp xỉ quy chuẩn cho phép từ 0,03 - 0,43 lần. Cụ thể, theo số liệu quan trắc tự động từ năm 2012 đến nay, chỉ số chất lượng không khí tại Trạm quan trắc tự động đặt ở ngã tư Lê Duẩn - Lê Lợi (trung tâm TP Đà Nẵng) luôn nhỏ hơn 100 (ngưỡng trung bình).
Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm thường xuyên ở tốp đầu thế giới. Bầu không khí của 2 đô thị lớn nhất nước luôn trong tình trạng cảnh báo đỏ và tím, trong khi đó nguồn gây ô nhiễm lại không ngừng gia tăng. Đây là những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Các báo cáo cũng chỉ rõ, ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội, TP.HCM tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cần có giải pháp gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí của thủ đô? Chương trình hôm nay, chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS.TS Phạm Bích San, Thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Thấy gì từ việc bùng nổ các concert qui mô lớn- Robot phục vụ bữa ăn 24/7 tại bệnh viện ở Đức- Tiệm sách “3 không” ở TP.HCM, góp phần lan tỏa văn học đọc trong cộng đồng
UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các ngành chức năng và địa phương ven biển triển khai nhiều giải pháp nhằm xóa tàu cá "3 không": không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác.
Thưa quý vị và các bạn! Không khí vốn được coi như là vô hình nhưng mà khi không khí bị ô nhiễm thì những tác hại của nó sẽ hiện hữu rất rõ trong mọi mặt cuộc sống của con người, đặc biệt là đối với sức khỏe của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí là 1 trong 5 yếu tố hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm cho con người. Trong cuộc họp thảo luận về quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã chỉ ra 1 trong 5 điểm nghẽn phát triển của thành phố Hà Nội chính là ô nhiễm không khí.
Tiệm sách nhỏ với 3 tiêu chí, không cọc, không biên nhận, không phải trả lại của ông Nguyễn Ngọc Cần, 73 tuổi, (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã tồn tại gần 15 năm với số lượng đầu sách ngày một tăng.
Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2030 đã đặt ra yêu cầu cơ bản về phát triển giao thông công cộng. Mục tiêu đặt ra là nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn đối với các đô thị lớn; đảm bảo tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng từ 25-30% đến năm 2020; phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại - an toàn - tiện lợi; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng phương tiện cá nhân…
Đang phát
Live