
Phát triển bền vững thương mại điện tử để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số- Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm- 200 tài xế xe bồn, nhân viên cây xăng được tập huấn PCCC- Liên kết, tạo đầu ra bền vững cho nông sản miền núi- Triển vọng lệnh ngừng bắn giữa Israel và Herbollah- Hoa Kỳ xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ- Khánh Hòa đẩy nhanh giải ngân đầu tư công- Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm
“Biến đổi khí hậu” đang trở thành một trong những từ khóa nóng nhất của năm 2024. Những báo cáo liên tiếp của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong nhiều ngày qua đã ngày càng chứng minh được những tác động tiêu cực thảm khốc của nó đến đời sống toàn cầu. Những báo động đỏ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không cho phép chúng ta trì hoãn thêm được nữa. Bình luận của BTV Thu Hiền.
Theo đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam, "Công việc chăm sóc không lương bao gồm chăm sóc con cái, người già và các công việc nội trợ vẫn là gánh nặng lớn đối với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những người đang điều hành các doanh nghiệp nhỏ. " Làm thế nào để nâng cao kỹ năng số, giúp phụ nữ cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc là nội dung toạ đàm do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức chiều nay (22/11/2024) tại Hà Nội.
- Thông tin hoạt động trong toàn quân - Bộ Tư lệnh 86 bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng - Những “Bông hoa biển” cống hiến vì biển đảo tổ quốc
Hôm nay (16/11), tại TP Hải Phòng, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, nhằm nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa qua cảng hàng không.
Khoảng 40.000 khách tham quan trong 1 ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được. Nhìn theo hướng tích cực, lượng khách đến bảo tàng “đông như trẩy hội” là điều đáng mừng trong việc thúc đẩy người dân tìm hiểu lịch sử. Cũng là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều bảo tàng đang “chết yểu” hiện nay khi không thu hút được khách tham quan. Từ câu chuyện thu hút khách tham quan của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, TS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Chiều 14/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc Hội và UBND thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”. Tại hội nghị, các nhà quản lý, chuyên gia môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.
60 năm đã trôi qua kể từ ngày chiếc Tàu Không số đầu tiên cập bến Vũng Rô, tỉnh Phú Yên mang hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến trường miền Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, mưu trí, về ý chí cách mạng của những người lính Hải quân nơi con đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang vọng. Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Hồ Đắc Thạnh, 91 tuổi, hiện ở phường 3, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, thuyền trưởng Tàu Không số, gắn liền với 3 chuyến tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô năm xưa luôn ghi nhớ những mốc son đầy tự hào.
Theo số liệu từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nước ta hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, với tổng công suất lắp đặt hơn 14.000 MW, tiêu thụ hơn 40 triệu tấn than/năm. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ tăng lên 65 nhà máy, gấp 3 lần so với hiện tại. Nhiều vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy nhiệt điện than như bụi, khí thải, nước làm mát có nhiệt độ đầu ra cao hơn đầu vào khoảng 7 độ C, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Theo quy hoạch Quan trắc môi trường quốc gia được Chính phủ ban hành đầu năm nay, từ nay đến năm 2030, cả nước sẽ xây thêm 98 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục, sau năm 2030 sẽ xây thêm 15 trạm. Như vậy, cùng với 106 trạm đang hoạt động, cả nước sẽ có 216 trạm. Trong 98 trạm quan trắc tự động liên tục mới sẽ có 62 trạm đo chất lượng không khí tác động (đặt tại nơi chịu nhiều sự tác động của con người để cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe người dân) và 6 trạm nền (đặt tại khu vực ít bị tác động bởi con người, đại diện cho chất tượng không khí của khu vực rộng lớn). 6 trạm nền sẽ đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội.
Đang phát
Live