“Đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi; bảo vệ môi trường hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững” là nội dung chính được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại “Hội nghị khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc lần thứ 5 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hôm nay (6/10) ở Hà Nội.
Hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Nam Phi. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Tập trong năm nay sau khi thăm Nga hồi tháng 3, được cho là nằm trong chiến lược tăng cường quan hệ với các quốc gia đang phát triển và mới nổi của Trung Quốc. Nam Phi hiện là đối tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc và là quốc gia châu Phi đầu tiên tham gia hợp tác trong Sáng kiến Vành đai, Con đường do Trung Quốc khởi xướng. Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai quốc gia, trong một giai đoạn được đánh giá là “kỷ nguyên vàng”, trong đó tập trung nhiều nhất vào hợp tác kinh tế. Phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc phân tích những góc nhìn rõ hơn vấn đề này.
Chỉ còn 2 ngày nữa là kết thúc thời hạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2023 trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, các thí sinh cần nhanh chóng hoàn thành đăng ký nguyện vọng xét tuyển của mình. Với các thí sinh đã được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển sớm ở các trường thì vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống xét tuyển chung thì mới đảm bảo trúng tuyển.
Từ ngày 10/7 đến 17 giờ ngày 30/07, các thí sinh cả nước thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong khoảng thời gian này, thí sinh có quyền đăng ký không giới hạn nguyện vọng và chỉnh sửa nhiều lần. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT và các trường đại học cũng công bố điểm sàn nhận đăng ký xét tuyển theo điểm thi, là cơ sở để các thí sinh lựa chọn nguyện vọng phù hợp với điểm thi của mình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa công bố kế hoạch hợp tác để giúp đưa các nước Trung Á lên tầm phát triển mới, từ xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng đến thúc đẩy thương mại. Việc công bố kế hoạch chi tiết cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ Trung Quốc - Trung Á, trong đó thông qua Cơ chế Thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đã mở ra kỷ nguyên mới, đưa quan hệ hợp tác song phương giữa Trung Quốc và các nước Trung Á toàn diện, sâu sắc và đa chiều.
Sau 3 năm rời khởi Liên minh châu Âu (EU), Anh và EU đã chính thức ký thực thi Khung thỏa thuận Windsor, nhằm giải quyết tình trạng bế tắc thương mại giữa London và Brussels hậu Brexit và khắc phục những bất cập trong Nghị định thư Bắc Ai-len. Trước đó, hồi cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đạt được nhất trí về Khuôn khổ Windsor. Việc thực thi khuôn khổ Windsor được kỳ vọng sẽ mở đường cho Anh thiết lập mối quan hệ kinh tế gần hơn với Liên minh châu Âu, sau một thời gian nước Anh chịu quá nhiều khó khăn do tác động của Brexit.
Nước Đức vừa tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội mang ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của chặng đường lãnh đạo đất nước kéo dài 16 năm của nữ Thủ tướng Angela Merkel và mở ra một chặng đường mới, mà các nhà quan sát gọi là thời kỳ “hậu Merkel”… Kết quả cuộc bầu cử được tổ chức hôm qua (26/9) đánh dấu một cuộc chuyển giao chính trị ở Đức lần đâu tiên sau 16 năm. Dù không phải là một nhà lãnh đạo hoàn hảo nhất, nhưng sự nghiệp chính trị của bà Merkel đã để lại nhiều di sản cho nước Đức và ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị ở châu Âu và thế giới.
Kỷ nguyên Merkel và tương lai nước Đức.- Liên tiếp phát hiện nhiều vụ nhập lậu và kinh doanh thuốc phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.- Doanh nghiệp thích nghi bằng “4 tại chỗ” và “2 xanh 1 sạch”.- Bản tin Thật – Giả, một bản tin mới phát sóng trên VOV1 vào thứ 2 hàng tuần.
Nghệ nhân Lò Thị Ban, người đau đáu gìn giữ, truyền dạy làn điệu dân ca- Cần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ
Chúng ta đang hướng đến Ngày sách và văn hóa đọc ngày 21 tháng Tư hàng năm. Mỗi năm cứ đến dịp này, nhiều hoạt động triển lãm giới thiệu sách lại diễn ra sôi nổi trên cả nước và thực trạng "lười đọc sách" lại được nêu ra tại các diễn đàn. Chủ đề không mới nhưng luôn nóng và mỗi khi bàn luận đều nhận được sự quan tâm của dư luận. Thách thức cũ để hình thành văn hóa đọc ở nước ta chưa được giải quyết thì nay thách thức mới lại nảy sinh trong kỷ nguyên internet và số hóa như ngày nay. Vậy văn hóa đọc sách gặp nhiều thử thách trong kỷ nguyên số và Internet như thế nào sẽ được bàn luận kỹ hơn với hai vị khách mời là chị Khúc Thị Hoa Phượng, Tổng biên tập giám đốc Nhà xuất bản phụ nữ Việt Nam và anh Nguyễn Quang Thạch - người nhiều năm miệt mài làm công tác xã hội mang sách về nông thôn, lập ra hàng trăm tủ sách cho người dân ở các vùng quê trên cả nước.
Đang phát
Live