“Việt Nam và Singapore đã xác định được các dự án cụ thể, báo hiệu những lĩnh vực mới mà hai nước có thể hợp tác thời gian tới như phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số”. Đây là khẳng định của Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam (Giay-a Rát-nam) về triển vọng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân từ ngày 27-29/8, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Nhân dịp này, Đại sứ Giay-a Rát-nam đã có những chia sẻ với báo chí về chuyến thăm và triển vọng hợp tác giữa hai nước.
- Nâng cao chất lượng các Hợp tác xã- Chuyên mục "Khuyến nông đồng hành với nông dân" - Bắc Ninh: Khuyến khích mô hình nông nghiệp tuần hoàn- Di sản văn hoá - tài nguyên vô giá trong xây dựng nông thôn mới
Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức bắt đầu từ năm 1992, thông qua tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Đến hết năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người. Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều nhất trong số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản. Đây là thông tin được Bộ LĐTBXH cho biết tại Hội thảo “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản: Chặng đường hợp tác trong lao động, việc làm và an sinh xã hội" diễn ra sáng nay (25/8), tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản.
Sáng nay, Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN - Nga diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 tại Semarang, Indonesia. Hội nghị đánh giá mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên thời gian qua cũng như tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong thời gian tới, đặc biệt là thương mại điện tử, chuyển đổi kỹ thuật số và an ninh lương thực.
Thời gian qua, lãnh đạo và giới chức cấp cao Nhà nước Hồi giáo Iran tiến hành nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, tập trung thúc đẩy hợp tác và tăng cường quan hệ với các cường quốc khu vực và thế giới. Mục tiêu là nhằm củng cố và mở rộng vai trò, vị thế, lợi ích của Tehran tại khu vực và trên toàn thế giới.
ổng thống Mỹ Joe Biden cùng Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản đã có cuộc gặp tại David Camp ngày 18/8. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo ba nước trực tiếp chính thức gặp nhau qua đó cam kết mở rộng hợp tác ba bên hướng tới một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Hôm nay (18/08), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh “lịch sử” với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumyo và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trại David kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021. Đây cũng là cuộc gặp ba bên trực tiếp giữa nguyên thủ ba nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc mà không phải bên lề một sự kiện nào đó. Phát biểu tại cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn, Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken cho biết, Wasinton tin tưởng hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản và Hàn Quốc diễn ra hôm nay, sẽ đánh dấu “thời đại mới” trong quan hệ hợp tác ba bên. Việc ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường hợp tác, nhất là xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an ninh sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực và thế giới? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.
Nằm trong nỗ lực tăng cường mối quan hệ Đối tác Chiến lược Đặc biệt, Nhật Bản và Australia đã thông qua Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng và thỏa thuận này chính thức có hiệu lực từ ngày 13 tháng 8. Đây được đánh giá là một thỏa thuận quốc phòng mang tính lịch sử giữa hai nước, nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng quân sự Australia và Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn trong công tác huấn luyện quân sự, tiếp cận căn cứ và hậu cần. Thỏa thuận quốc phòng này là minh chứng cho sự thay đổi chính sách quốc phòng của Nhật Bản theo hướng hợp tác mở rộng và chủ động hơn.
Sáng nay, tại Hà Nội, Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn đã có buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán Indonesia Isma Yatun. Tại buổi làm việc, lãnh đạo cơ quan Kiểm toán Nhà nước hai nước đã thống nhất thúc đẩy hợp tác giữa hai bên tiếp tục hiệu quả và đi vào chiều sâu hơn nữa, hai bên sẽ phối hợp tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về những chủ đề, lĩnh vực cùng quan tâm, qua đó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu lực kiểm toán của mỗi cơ quan.
Thời gian qua, Hungary và Áo vẫn tiếp tục các chính sách hợp tác năng lượng với Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Bộ Ngoại giao Hungary mới đây cho biết, nguồn cung khí đốt Nga rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng của nước này và hiện chưa thể thay thế. Còn chính phủ Áo mới đây cũng cho biết, sẽ tuân thủ hợp đồng dài hạn với Gazprom Nga dù đã đảm bảo các nguồn khí đốt thay thế. Việc cả Hungary và Áo "lội ngược dòng" khi vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ucraina cho thấy châu Âu vẫn bất đồng về trừng phạt ngành năng lượng Nga. Đằng sau động thái “trên bảo dưới không nghe” của Hungary và Áo khi tiếp tục hợp tác năng lượng với Nga là gì?
Đang phát
Live