Hiện hơn 300 du khách bị kẹt lại thành phố Đà Nẵng do dịch bệnh Covid-19. Sở Du lịch thành phố này đã có văn bản gửi các cơ sở lưu trú tại thành phố đề nghị hỗ trợ du khách vượt qua khó khăn. Nhiều khách sạn sẵn sàng giảm các chi phí từ giá phòng cho đến các dịch vụ, thậm chí có khách sạn miễn phí tiền phòng trong 14 ngày để du khách yên tâm ở lại thực hiện giãn cách xã hội. Phản ánh của phóng viên Phương Cúc tại miền Trung.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid- 19 đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, riêng lĩnh vực tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm nay giảm 0,8% so với cùng kì ngoái. Tuy vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch. Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19, thành phố Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tạm dừng đón khách du lịch trong vòng 14 ngày. Trước thông tin này, các công ty lữ hành, khách sạn đã có nhiều giải pháp hỗ trợ cho du khách như hoàn tiền hoặc huỷ vé. Phóng viên Phương Cúc tại miền Trung thông tin:
- Ưu tiên hàng đầu của ngành Thuế là hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi.- Sắp đến thời hạn chót - đơn gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo Nghị định 41 của Chính phủ vẫn thấp, vì sao?- Doanh nghiệp Dệt may liên kết đầu tư, đáp ứng quy tắc xuất xứ, tận dụng cơ hội từ EVFTA.
- Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Nâng chất, vượt rào cản- khai thác thị trường Châu Âu.- Cơ chế Sanbox giúp nâng cao tiện ích thanh toán online.- Chương trình kích cầu tiêu dùng tạo cú hích tăng sức mua - thực tế tại TP HCM.
- Để công tác thi đua khen thưởng đi vào thực chất: Tránh tình trạng “khen thưởng từ trên xuống.- Cuộc khủng hoảng rác thải đô thị Hà Nội liệu đã đến hồi kết?.- Bầu cử Tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn nước rút trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường.- Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Chậm chi trả cho lao động tự do thủ tục còn quá rườm rà.- Đức phát triển công nghệ phát hiện Covid-19 thông qua tiếng ho
Hỗ trợ sinh sản không chỉ dừng ở kỹ thuật giúp người bệnh vô sinh, hiếm muộn có con mà còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác nữa, đó là bằng những kiến thức, kỹ thuật mới nhất, giúp cho các em bé ra đời khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, cả về hình thái bên ngoài và bộ gen bên trong. Chính vì vậy, việc kiểm tra tổng thể sức khỏe trước khi có ý định sinh con có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng, nhất là các cặp vợ chồng hiếm muộn có bệnh lý tiềm ẩn hay những cặp vợ chồng lớn tuổi mà chưa sinh được con. Nếu không may vợ hoặc chồng mang gen bệnh hoặc trước đó đã từng sinh con nhưng em bé bị mắc các bệnh lý di truyền thì họ có cơ hội sinh ra một em bé khỏe mạnh hay không? Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cùng các kỹ thuật di truyền có vai trò như thế nào trong điều trị vô sinh, hiếm muộn giúp người bệnh sinh ra các em bé khỏe mạnh? BTV Thúy Ngà trao đổi với BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện để tư vấn về nội dung này.
Sau khi cơ bản hoàn thành chi trả chế độ cho 4 nhóm đối tượng ảnh hưởng Covid-19 đợt 1, tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành thống kê, rà soát các nhóm đối tượng đợt 2. Điều đáng nói là từ phần mềm chống trùng, trong quá trình rà soát, chi trả, Hà Tĩnh đã phát hiện hơn 25.700 đối tượng trùng lặp. Phản ánh của PV Sỹ Đức
- Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng?- Nới lỏng một số điều kiện, giúp doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ.- Áp dụng công nghệ trong đầu tư xây dựng và giám sát, vận hành Công trình trọng điểm quốc gia: Đường dây 500kV mạch 3.
Đang phát
Live