Thực hiện hỗ trợ chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid 19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, đến thời điểm này, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức chi hỗ trợ cho hơn 105 ngàn người/tổng số hơn 123 ngàn đối tượng với số tiền gần 84 tỷ đồng.
Nhằm san sẻ khó khăn với sinh viên bị kẹt lại Cần Thơ trong thời gian giãn cách xã hội, các thầy, cô của một số trường Đại học trên địa bàn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, kịp thời, giúp các em an tâm vượt qua đại dịch. Hoạt động ý nghĩa này đã nhận được nhiều sự tham gia, đồng hành của các mạnh thường quân trong và ngoài trường.
Sáng 27/8, gần 200 bác sĩ, nhân viên y tế các bệnh viện tại khu vực miền Trung lên đường tăng cường cho các tỉnh thành phố, phía Nam chống dịch Covid-19. Có những bác lần thứ 2 xung phong vào các tâm dịch làm nhiệm vụ. Cũng có những nữ bác sĩ phải gửi con nhỏ về quê cho ông bà ngoại, xung phong vào điểm nóng chống dịch. Ai cũng xác định đi vào Nam lần này là mệnh lệnh từ trái tim, không xác định ngày về, góp sức cùng đồng nghiệp các tỉnh phía Nam kiểm soát dịch bệnh.
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều sinh viên ở các địa phương đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn vướng các chương trình học, lịch thi nên không kịp về quê. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các em đã yên tâm ở lại Đà Nẵng và chủ động phòng chống dịch.
Những ngày gần đây, Huyện đoàn U Minh, tỉnh Cà Mau vận động đoàn viên thanh niên, người dân trên địa bàn góp lương thực, thực phẩm để gửi đến người dân TP.HCM. Trên tinh thần sẻ chia, bà con có những bó rau, con cá cũng gửi chuyển giúp.
Những ngày này, đâu đó chúng ta vẫn đọc trên mạng xã hội hoặc nghe một số người than phiền về việc chậm được hỗ trợ, việc hàng tháng ăn mỳ tôm hay bữa đói bữa no, việc nhờ đi chợ giùm mà chưa thấy ai giao hàng…. Thực tế ở TP.HCM cũng còn những trường hợp như vậy vì nhiều lý do. Nhưng trên tất cả, vào thời điểm này, gần như những trường hợp khó khăn được hỗ trợ rất kịp thời, nhất là khi chính người khó khăn liên lạc đúng chỗ tiếp nhận thông tin như: Tổng đài 1022, đường dây nóng của hệ thống Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP và các quận huyện, xã phường. Đồng thời, bắt đầu từ ngày 23/8, khi có lực lượng quân đội được phân công về tận xã phường để cùng chăm lo đời sống cho dân và phòng chống dịch, thì sự hỗ trợ này lại càng nhanh chóng và kịp thời hơn
Đến thời điểm này, các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành hỗ trợ gần 40 ngàn lao động tự do bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 với tổng số tiền gần 70 tỷ đồng. Hiện, nhiều nơi trong tỉnh đang giãn cách xã hội nhưng các địa phương bằng nhiều cách làm đã kịp thời hỗ trợ người dân.
Sửa đổi thông tư 01/2020 - Ngân hàng Nhà nước tìm phương án tiếp tục giãn, cơ cấu nợ vay cho doanh nghiệp.- Nhiều cổ phiếu ngân hàng “lao dốc” phiên hôm qua - VN Index sáng nay bắt đầu ở mức dưới 1.300 điểm.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới: Nhu cầu dầu thô tăng trở lại khiến giá dầu có xu hướng tăng.
Tại cuộc điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch nước Cu-ba cho biết, từ nay đến cuối năm, Cu-ba sẽ cung cấp cho Việt Nam số lượng lớn vắc-xin phòng Covid-19.- Nhận lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Kamala Harris bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.- Đi chợ giúp dân, mô hình góp phần thực hiện nghiêm yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ “Ai ở đâu ở yên đó” tại TPHCM.- Liên minh Châu Âu (EU) thảo luận về an ninh và di cư do khủng hoảng Afganistan.- Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) khởi động đợt phân bổ Quyền Rút vốn đặc biệt lớn nhất từ trước tới nay nhằm hỗ trợ các nước phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mạnh thường quân đóng góp vật chất, ngày công để hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và người dân ở thành phố Hồ Chí Minh, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Đang phát
Live