Để tri ân những đóng góp của người có công với cách mạng, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho nạn nhân da cam/dioxin/. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã chung tay để cùng hỗ trợ giúp những gia đình nạn nhân da cam/dioxin vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Ngoài chính sách chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần, thì thực tế, nạn nhân chất độc da cam nói chung rất cần đến chính sách hỗ trợ về y tế như chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng nâng cao chất lượng cuộc sống để xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cuộc sống xã hội.
- Tổng thu ngân sách 5 năm tới dự kiến đạt 7,8 triệu tỉ đồng. - Hải quan Việt Nam: nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị trường các nước trong khối ASEAN. - Hình thành chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy để tận dụng ưu thế từ EVFTA.
- Phát triển Kiểm toán nhà nước thành công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra-kiểm soát sử dụng tài chính, tài sản công.- Phát triển công nghiệp hỗ trợ: động lực cho ngành công nghiệp Thủ đô.- Chuyện thị trường với nội dung: Chấm dứt tình trạng “mập mờ đánh lận con đen” hàng hóa Việt Nam
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã tác động rất lớn đến tình hình hình kinh tế, xã hội của nước ta. Đây là mối lo lắng chung của xã hội, đặc biệt là của các đại biểu quốc hội trong quá trình thảo luận về tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 diễn ra vào tuần qua. Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội nhằm chia sẻ gánh nặng và khó khăn với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đánh giá cao sự chỉ đạo điều hành kịp thời, chủ động, và linh hoạt của Chính phủ; vậy nhưng, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong để các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã tác động rất lớn đến tình hình hình kinh tế, xã hội của nước ta. Đây là mối lo lắng chung của xã hội, đặc biệt là của các đại biểu quốc hội trong quá trình thảo luận về tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 diễn ra vào tuần qua. Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội nhằm chia sẻ gánh nặng và khó khăn với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đánh giá cao sự chỉ đạo điều hành kịp thời, chủ động, và linh hoạt của Chính phủ; vậy nhưng, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong để các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống.
- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho giới trẻ: phải bắt đầu từ tuyên truyền pháp luật.- Nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên vùng lũ miền Trung.- Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Kết luận cuộc họp với các tỉnh miền Trung về các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 9, tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về việc hỗ trợ kinh phí cho các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đình khắc phục hậu quả bão, lũ, đồng thời giao Bộ Tài chính cân đối để hỗ trợ mức độ phù hợp cho từng địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Thủ tướng cũng quyết định hỗ trợ mỗi hộ sập nhà do bão, lũ 40 triệu đồng, mỗi hộ tốc mái 10 triệu đồng. Nhóm phóng viên Vũ Dũng, Thanh Hà tiếp tục thông tin:
Sáng nay (1/11), 80 đoàn viên, thanh niên TP.HCM cùng với nhiều vật dụng, hàng hóa đã xung kích lên đường hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 9 tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Tin của Tỷ Huỳnh, phóng viên thường trú tại TP.HCM.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Tài chính. Tại đây, Thủ tướng quyết định xuất cấp từ nguồn dự phòng tài chính quốc gia cho mỗi hộ có nhà bị hư hỏng do bão lũ ở miền Trung từ 10-40 triệu đồng để sửa lại nhà.- Công tác cứu hộ cứu nạn tại Quảng Nam vẫn gặp vô vàn khó khăn khi trời vẫn tiếp tục mưa, xuất hiện những điểm sạt lở mới. Gần 3 nghìn hộ dân ở hai xã Phước Thành và Phước Lộc, huyện Phước Sơn đang cần cứu trợ lương thực khẩn cấp.- Trong lúc này, thông tin đáng lo ngại là siêu bão Goni với sức gió hơn 260 km/h đang tiến vào Biển Đông.- Hôm nay giới chức Philippines đã ra lệnh sơ tán hàng người người dân sinh sống ở đảo Luzon đề phòng bão Goni – cơn bão được đánh giá là mạnh nhất hoành hành tại quốc gia này kể từ sau bão Haiyan hồi tháng 11/2013 khiến hơn 6.300 người thiệt mạng.
- Bão chồng bão, lũ chồng lũ trong tháng 10 này ở các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề với 230 người chết và hy sinh.- Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền cho người dân sửa nhà sập đổ, hư hỏng nặng.- Sau 3 ngày mất tích, 3 thuyền viên trên tàu cá chở 14 người chìm trong bão ở vùng biển Khánh Hòa đã được tàu nước ngoài cứu sống.- Việc tìm kiếm nạn nhân lở núi ở Quảng Nam đang được tiến hành khẩn trương. Nếu thời tiết thuận lợi, lực lượng quân đội có thể đưa máy bay để tiếp cận điểm sạt lở tại huyện Phước Sơn.- Mưa lũ tiếp tục làm nhiều nhà dân ở Hà Tĩnh tốc mái. Nhiều xã ở Nghệ An bị cô lập.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đón và hội đàm Ngoại trưởng Mỹ.- Hơn 80 triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống 3/11. Đây là con số cao kỷ lục trong hơn một thế kỷ qua.- Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 45 triệu ca. Mỹ và châu Âu sẵn sàng cho dịch kép – cúm mùa và covid-19. Trong khi đó, Pháp chính thức bước vào đợt phong tỏa toàn quốc thứ 2.
Đang phát
Live