Kết nối với bác tài Nguyễn Hải có gia đình ở Nam Định, anh vào kinh doanh đồ gỗ nội thất ở TP HCM. Thời điểm dịch bệnh, anh không về nhà được nên quyết định ở lại TP HCM và sử dụng chiếc xe tải, xe bán tải của mình, cùng với các anh em tài xế chạy chở những chuyến xe hỗ trợ thực phẩm cho bà con
Tinh thần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.- Biến rác thải thành “con đường gốm sứ”.- Niềm vui của những lao động đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo BHXH Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, tất cả quy trình nộp hồ sơ, nhận hỗ trợ... theo Nghị quyết 68 được hướng dẫn chi tiết trên tinh thần đơn giản hóa tối đa các thủ tục với phương châm thông thoáng nhất để người lao động và sử dụng lao động tiếp cận chính sách dễ dàng nhất nhưng vẫn đúng luật.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 32.000 người Quảng Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong những ngày qua, người dân Quảng Nam từ miền núi đến đồng bằng có nhiều hoạt động thiết thực để chia sẻ với bà con Quảng Nam ở thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn do dịch bệnh.
Những lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, những lao động phải nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Giáo viên dục mầm non tư thực, lái xe giao thông vận tải …tại tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu được nhận hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên của cả nước bắt đầu chi trả cho đối tượng này. Đây được xem là nguồn tiếp sức kịp thời để doanh nghiệp phục hồi sản xuất và giúp người lao động yên tâm làm việc.
Tối nay 16/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc họp không chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC bằng hình thức trực tuyến theo lời mời của Thủ tướng New zealand, Chủ tịch APEC năm 2021- Dự báo, số ca mắc và tử vong do Covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sẽ còn tăng trong những ngày tới. Vì thế, các địa phương cần đánh giá, rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn- Tiếp tục loạt phóng sự “Bắc Ninh, nhiều giải pháp chưa có tiền lệ để đạt mục tiêu kép”, chương trình chiều nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Duy trì thành quả, bảo vệ thành trì”- Một máy bay chở khách của Nga bị mất tích tại vùng Seberi- Sau 9 tháng tạm dừng hoạt động, Tháp Eiffel, biểu tượng của Pari, thủ đô nước Pháp mở cửa trở lại để đón khách
Đáp lại lời kêu gọi của Bộ Y tế và tỉnh Bình Dương, sáng nay, trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã làm lễ ra quân chi viện cho tỉnh Bình Dương chống dịch COVID-19.
Trước những khó khăn của người lao động do tác động của dịch bệnh COVID-19, ngày 1/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP gồm 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch với kinh phí lên tới 26.000 tỉ đồng. Cần có những giải pháp gì để gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sớm đến được đúng đối tượng, đáp ứng đúng nhu cầu, tránh những bất cập mà các gói hỗ trợ đã từng triển khai trước đây vướng phải? Mời quý vị và các bạn tìm câu trả lời trong chương trình Xã hội chuyển động hôm nay.
Kết luận Hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố phía nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 mục tiêu quan trọng và chỉ đạo các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để kịp thời kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh COVID 19- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026- Trong 3 đợt bùng phát dịch vừa qua, đã có hơn 255 nghìn người lao động được hỗ trợ hơn 176 tỷ đồng Từ hôm nay, các ngân hàng thương mại bắt đầu giảm lãi suất các khoản vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19- Thủ tướng Đức bắt đầu thăm Mỹ - chuyến thăm mang tính biểu tượng kết nối 2 bờ Đại Tây Dương- Lực lượng Taliban đề xuất ngừng bắn 3 tháng tại Afganistan, đổi lại việc trả tự do cho tù nhân
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, tác động mạnh đến kinh tế xã hội, đặc biệt 2 đợt dịch từ đầu năm đến nay đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người lao động không có thu nhập, ngay trong những ngày đầu tháng 7, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định số 23 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với số tiền lên tới 26 nghìn tỷ đồng. Vấn đề đặt ra là việc thực thi như thế nào để những đồng tiền hỗ trợ này của Chính phủ sớm đến được với người dân, doanh nghiệp, khắc phục cho được những bất cập vướng mắc của gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng trước.
Đang phát
Live