
Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật là giải thưởng lớn dành cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng; là sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với văn nghệ sĩ, trí thức; động viên, khuyến khích các tài năng tiếp tục cống hiến vì sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Gần 25 năm qua kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đã trải qua 5 đợt với hơn 140 tác phẩm, cụm tác phẩm được trao. Năm 2021 này, sóng gió lại nổi lên trong mùa xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (VHNT) với nhiều lá đơn kiến nghị ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, giới điện ảnh đang được phen xôn xao khi đạo diễn NSND Trần Văn Thủy “trượt” khỏi danh sách đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cũng như bất cứ giải thưởng nào, bên cạnh chất lượng thì cũng phải xem xét đến uy tín. Không ai nghi ngờ những tác phẩm đã được trao giải, nhưng liệu còn bỏ sót tác phẩm xứng đáng? Đằng sau đó là sự khoa học của các tiêu chí, sự chuẩn xác và công tâm khi thẩm định. Đây cũng chính là vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm trong vòng 5 năm trở lại đây mỗi khi Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước công bố danh sách hồ sơ đủ điều kiện tiếp tục trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.
Hội đồng xét tặng giải thưởng, danh hiệu về VHNT: Áp lực và trách nhiệm với “ghế nóng”- Không để đứt gãy chuỗi cung ứng về lao động do dịch Covid-19.- Chuyến công du quan trọng cuối cùng tới Mỹ của Thủ tướng Đức.- Cảnh báo về tình trạng tiêm chủng ở trẻ em giảm xuống trong dịch Covid-19.
Sau kỳ thi THPT Quốc gia, căn cứ vào kết quả điểm thi học sinh sẽ lựa chọn ngành học, bậc học Đại học, Cao đẳng để theo học tiếp. Trên cơ sở điểm thi để lựa chọn học ngành gì, bậc đào tạo nào cho phù hợp là điều học sinh và cả các bậc phụ huynh quan tâm đặc biệt và người học cần cân nhắc kỹ. Khách mời: ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Thời điểm này học sinh cả nước đang chuẩn bị bước vào kỳ thi cao đẳng, đại học. Dù đã lựa chọn ngành nghề cũng như khối trường để thi nhưng không ít học sinh vẫn băn khoăn: Nên theo học ngành gì hay nghề nào? Sau này mình sẽ làm gì? Đồng hành cũng những trăn trở của học sinh và các bậc phụ huynh, hôm nay thầy giáo Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội tham gia chương trình bàn luận về chủ đề này.
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh sau khi học xong Trung học học cơ sở có thể chọn nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội học liên thông lên trình độ Cao đẳng. Khách mời là ông Phạm Văn Chánh - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Đường sắt.
Khảo sát nhân lực giai đoạn 2020 - 2025 của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nhóm ngành kỹ thuật cần đến 35% nhu cầu nhân lực xã hội. Tuy nhiên, sinh viên theo học các ngành này kể cả bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, đều thấp so với nhóm ngành kinh tế. Nguyên nhân có ít người lựa chọn học ngành này, bởi các ngành kỹ thuật được xem là học khó hơn, phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc... Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp ứng dụng máy móc hiện đại, dù được trả lương cao nhưng rất khó tuyển dụng nhân sự. Những năm gần đây, một số trường đào tạo ngành kỹ thuật cũng đã đổi mới về phương pháp đào tạo như áp dụng mô hình đào tạo quốc tế, hướng đến đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhiều môn học về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kinh doanh, quản lý chu trình sản xuất sản phẩm... nhằm trang bị kỹ năng cần thiết nhất cho nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng làm việc hiệu quả nhất cũng được phát triển. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành kỹ thuật điện đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội:
Xu hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại nên ngành Kỹ thuật Điện không thể thiếu trong mọi quy mô, lĩnh vực hoạt động, sản xuất của các nước trên thế giới. Nhu cầu sử dụng nhân lực ngành kỹ thuật điện đào tạo chất lượng cao vì thế cũng không ngừng tăng lên hàng năm. Đáp ứng nhu cầu của xã hội, các cơ sở đào tạo nghề Kỹ thuật Điện ở trong nước đang đào tạo như thế nào? Người học nhận được giá trị gì từ mô hình đào tạo chất lượng cao? Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đức Hồng - Phó Hiệu Trưởng - Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội và Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến - Chủ nhiệm Khoa Điện và Bảo dưỡng Công nghiệp.
Điều dưỡng là một nghề trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, tỷ lệ người già cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày càng lớn tại nhiều quốc gia đã và đang phát triển. Số lượng y tá và điều dưỡng tại các quốc gia đang rơi vào tình trạng đang quá tải, do vậy nhu cầu tuyển điều dưỡng là rất cao. Theo thống kê một số nước trên thế giới như Nhật Bản sẽ thiếu trầm trọng điều dưỡng viên trong 10 năm tới. Còn tại Đức, dự tính tới năm 2025 nước Đức cần 150.000 điều dưỡng viên và có thể tăng lên 350.000 điều dưỡng tới năm 2030 do sự già hóa dân số. Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Vấn đề thiếu nhân lực ngành Điều dưỡng có xảy ra không? Cử nhân Điều dưỡng ra trường có cơ việc làm như thế nào? Khách mời: - Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu trưởng - Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. - Thạc sĩ Khúc Thị Hồng Anh: Trưởng Khoa Điều dưỡng.
Đang phát
Live