TP.HCM chính thức cho phép lực lượng giao hàng công nghệ shipper và nhân viên bán lẻ được hoạt động.- Nhiều địa phương quyết định miễn 100% học phí cho học sinh năm học mới 2021 - 2022.- Trong bối cảnh có nhiều gợi ý nên sớm thương lượng với Taliban để ổn định tình hình tại Apganixtan, Ngoại trưởng một số nước "đối tác then chốt" của Mỹ, hôm 30/8, họp trực tuyến thảo luận “cách tiếp cận phù hợp cho những ngày sắp tới”.- Trung Quốc tuyên bố trồng thành công loại “lúa khổng lồ” cao hơn 2 mét, gấp đôi lúa thường và cho năng suất cao.
Năm học mới đã bắt đầu, học sinh tại nhiều tỉnh, TP đã cho học sinh học online từ tháng 8 này. Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ HS-SV và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị các cơ sở GD giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021. Tuy nhiên, thời gian qua, một số nơi chưa thực hiện đúng chủ trương này, vẫn còn tình trạng tăng học phí, thu một số khoản ngoài quy định trong bối cảnh đời sống, kinh tế của người dân đang khó khăn. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và dai dẳng đã tác động đến "túi tiền" của mọi người dân, nhiều gia đình không có hoặc thu nhập giảm mạnh, khiến vấn đề học phí trở thành gánh nặng tài chính với không ít gia đình trước thềm năm học mới, đặc biệt với những trường ngoài công lập – nơi có học phí lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi kỳ. Năm học này là năm thứ hai học sinh nhiều tỉnh, thành phố bị gián đoạn vì COVID-19, chuyển sang học online. Thế nhưng, một số cơ sở giáo dục khi chuyển sang học trực tuyến hoặc nghỉ hẳn vẫn thu đủ học phí hoặc giảm không đáng kể. Học phí trở thành vấn đề “nóng” những ngày qua. Thu học phí thời COVID-19 thế nào là đúng và đủ? PGS TS Đặng Quốc Bảo, Nguyên Giám đốc Học Viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này.
Thu học phí thời dịch COVID-19: Thế nào là đúng và đủ?- Cần Thơ: “Vùng đỏ” từng bước nhường chỗ “Vùng xanh”.- Gỡ khó nhiều dự án truyền tải điện quốc gia đầu tư bằng nguồn vốn ODA.- Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Afghanistan.
Trường Cao đẳng Đường sắt, thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải là một trong những nơi đào tạo miễn học phí cho người học một số ngành về tàu hỏa và cam kết làm việc ngay sau khi ra trường. Khách mời: ông Phạm Văn Chánh - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Đường sắt:
Hầu hết trường đại học hiện nay đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2021 - 2022. Trong đó, mức thu học phí dự kiến cho các hệ đào tạo của năm học tới cũng được các trường công bố. Theo đó, có trường chỉ tăng trên dưới 1 triệu đồng/năm nhưng cũng có trường công bố mức học phí tăng “phi mã”, thậm chí gấp 5 lần so với những năm trước. Câu chuyện học phí trường đại học tăng “chóng mặt” không phải năm nay, mà diễn ra từ nhiều năm trước và được giải thích là tăng theo lộ trình. Có điều, năm nay có sự khác biệt là nhiều trường đại học có mức tăng rất cao và được các trường giải thích là do thực hiện tự chủ tài chính, trên cơ sở tính đúng, tính đủ. Học phí tăng mạnh do các trường đang và sẽ áp dụng cơ chế tự chủ, nhưng việc tăng thế nào là hợp lý thì không phải trường nào cũng đưa ra được. Nếu nhà trường không có bài toán tài chính rõ ràng, thì sẽ rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi, hoặc thu quá cao so với mặt bằng của xã hội. Và nếu như mức học phí quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như cơ hội học tập của sinh viên. “Tăng học phí đại học: Làm sao để đạt về lý, thuận về tình?” là nội dung được TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đại học, Viện Khoa Giáo dục Việt Nam phân tích.
- Tăng học phí đại học: Làm sao để đạt về lý, thuận về tình.- Giải đáp về vị trí, vai trò cũng như những quyền cơ bản của Đại biểu Quốc hội.- Nga trong vòng xoáy trả đũa ngoại giao với Séc và Ucraina.- Kiểm soát rủi ro an toàn vệ sinh lao động tại khu công nghiệp ở Bình Dương.- New Zealand thử nghiệm ứng dụng cảnh báo sớm vi rút cho lực lượng biên phòng.
- Tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng nay, Quốc hội sẽ bàn về công tác nhân sự và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.- Hàng loạt trường đại học công lập tại thành phố Hồ Chí Minh thông báo tăng học phí cao gấp hai, ba, thậm chí là 5 lần khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng.- Mưa, kèm theo giông lốc mạnh làm sập xưởng gỗ tại tỉnh Vĩnh Phúc khiến 3 người tử vong và 20 người bị thương.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến về tình hình Sudan.- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cảnh báo, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra có thể khiến GDP toàn cầu giảm 7,6% trong năm nay.- Bình luận: “Kích cầu du lịch hậu Covid-19 – Giá rẻ hay giá trị”.
Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em học ở trường Quốc tế và Tư thục ở TP.HCM bức xúc, khiếu nại vì nhà trường vẫn thu đủ, thu đúng, thậm chí còn thu vượt mức số tiền thông báo. Sau nhiều lần kiến nghị, khiếu nại đến nay giữa các nhà trường và phụ huynh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Phóng viên thường trú tại TP.HCM đã tìm hiểu về vấn đề này:
- Phòng chống những thông tin giả, sai lệch về dịch Covid-19.- Các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh Covid-19 cần phải được xử lý nghiêm.- Miễn giảm học phí hỗ trợ giúp sinh viên hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch Covid-19.- Cảnh báo nguy cơ và cách phòng tránh lộ thông tin cá nhân khi làm việc và học tập trực tuyến.- Nhà hát Tây Đô - Cần Thơ- dùng tiếng đờn, lời ca tài tử tuyên truyền phòng tránh dịch bệnh Covid-19.
Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ giảm 15-20% học phí trong năm 2020 cho toàn bộ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (miễn, giảm 100% học phí đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình có người bị nhiễm dịch COVID-19) để chia sẻ gánh nặng với học viên và gia đình họ. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giảm khó khăn cho trường ngoài công lập.
Đang phát
Live