VOV1 - Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi xác nhận sẽ đến Tehran trong tuần này nhằm thúc đẩy hợp tác với Iran về chương trình hạt nhân.
VOV1 - Sau những “lời qua, tiếng lại” cứng rắn, không nhượng bộ lẫn nhau, hôm qua, cả Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân. Dù còn khác biệt về hình thức đàm phán, song cuộc gặp giữa hai bên vào cuối tuần này tại Oman vẫn được thế giới đặt nhiều kỳ vọng.
VOV1 - Căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân Iran tiếp tục gia tăng khi quốc gia Hồi giáo bất ngờ tuyên bố có thể sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ.
Hôm (21/6), các Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran và Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau nhằm nỗ lực khôi phục Thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã ký kết với các cường quốc năm 2015. Động thái diễn ra trong bối cảnh Iran và Mỹ đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng nhằm tháo gỡ bế tắc trong đàm phán.
“Mỹ sẽ phản ứng nghiêm khắc nếu Iran làm giàu urani đến độ tinh khiết 90%” – Đây là thông tin truyền thông Israel vừa đăng tải khi đề cập đến các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran tại Oman gần đây. Cả Mỹ và Iran đều bác bỏ khả năng có một thỏa thuận “tạm thời” trong vấn đề hạt nhân.
Hôm qua, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi thông báo, Iran đã đồng ý kết nối trở lại các máy quay giám sát tại một số địa điểm hạt nhân và tăng cường tốc độ thanh sát. Đây là động thái quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các bên hướng tới khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Nhìn vào các hồ sơ quốc tế nóng trong năm 2021 không thể không nhắc đến vấn đề hạt nhân Iran. 7 vòng đàm phán giữa Iran và các cường quốc đã được tiến hành trong năm 2021, tuy nhiên các bên vẫn không tìm được tiếng nói chung liên quan đến chính sách cấm vận của Mỹ và tiến trình làm giàu urani của Iran. Có thể nói những diễn biến hiện nay trái với dự đoán của nhiều chuyên gia cách đây gần 1 năm khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, với cam kết đưa Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015. Vậy điều gì đang làm cản trở thỏa thuận hạt nhân Iran?
Iran và các cường quốc hôm nay gặp nhau tại Viên (Vienna, Áo) nhằm tiếp tục nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 đang đứng trước bờ vực đổ vỡ. Trong khi các bên tiếp tục đổ lỗi cho nhau về tình trạng bế tắc hiện nay, thì Mỹ cũng đang tích cực chuẩn bị các giải pháp thay thế trong trường hợp đàm phán thất bại.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gant hôm qua đã tới Mỹ, với trọng tâm nghị sự là chương trình hạt nhân Iran. Chuyến thăm trùng thời điểm các bên còn lại của Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 trở lại Viên, Áo để tiếp tục tiến trình đàm phán, dù không mấy lạc quan về một kết quả sẽ sớm đạt được. Lựa chọn “thay thế cho đối thoại” liên tiếp được cảnh báo.
Theo kế hoạch, hôm nay 29/11, cuộc đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được nối lại tại Viên, Áo. Sau gần nửa năm bị đình trệ, cuộc đàm phán lần này được kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện giữa Iran và Nhóm P5+1 ký kết năm 2015 - vốn gần như đổ vỡ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này năm 2018. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn còn lắm chông gai vì sự nhượng bộ giữa các bên là không dễ dàng. Đại sứ Nguyễn Quang Khai, công tác tại Trung Đông và nghiên cứu về tình hình Iran, phân tích rõ hơn tính toán của các bên liên quan đến hồ sơ nóng này.
Đang phát
Live