Hạ viện Mỹ vừa thông qua gói quy tắc xác định cách thức đảng Cộng hòa sẽ điều hành Hạ viện trong hai năm tới. Diễn ra sau một tuần hỗn loạn nhất từ trước đến nay tại Hạ viện, việc thông qua gói quy tắc này được đánh giá là phép thử lập pháp đầu tiên với ông Kevin McCarthy – người đã phải trải qua tới 15 vòng bỏ phiếu đầy kịch tính trong vòng 4 ngày để trở thành tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Ông Kevin McCarthy đã phải nhượng bộ rất nhiều trước một nhóm các thành viên bảo thủ trong nội bộ đảng Cộng hòa, chấp nhận giảm bớt vai trò cá nhân và nhường quyền lực cho những thành viên cực đoan nhất trong đảng. Bởi thế, dù đã vượt qua được “phép thử” đầu tiên, giới phân tích nhận định rằng ông Kevin McCarthy vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc điều hành hoạt động của Hạ viện Mỹ trong thời gian tới.
Trong cuộc đua tìm ra Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nghị sỹ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã phải trải qua 15 cuộc bỏ phiếu trong vòng 1 tuần liên tiếp với rất nhiều nhượng bộ, để có thể giành được chiếu thắng tối thiểu. Đây là lần đầu tiên trong hơn một 100 năm qua, Hạ viện Mỹ không thể bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Điều này không chỉ cho thấy uy tín của ông McCarthy chưa đủ thuyết phục đối với phe đa số ở Hạ viện mà còn là sự chia rẽ khó có thể khỏa lấp trong nội bộ của Đảng Cộng hòa.
Sau 15 vòng bỏ phiếu, ông Kevin McCarthy cuối cùng cũng đã đắc cử trở thành Chủ tịch mới của Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy nhiên, sau nhiều nhượng bộ với các nghị sĩ theo đường lối cứng rắn, nhiệm kỳ của tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tiến trình bầu cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp đủ số phiếu cần thiết. Tại mỗi vòng bỏ phiếu, các hạ sĩ của đảng Cộng hòa lại đưa ra một ứng cử viên đối đầu nhằm “pha loãng” số phiếu của ông Kevin McCarthy, ngăn cản ông đạt được 218 phiếu cần thiết để trở thành Chủ tịch Hạ viện mới kế nhiệm bà Nan-xi Pê-lô-xi. Trong lịch sử nước Mỹ, cuộc bầu cử Chủ tịch Hạ viện gần đây nhất phải bầu nhiều lần là năm 1923 khi Hạ nghị sỹ khi Phrê-đê-rích Ghi-lét của đảng Cộng hòa cần tới 9 vòng bầu mới trúng cử. Như vậy, đây là lần đầu tiên sau đúng 100 năm, Hạ viện Mỹ lại không thể bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Đảng Cộng hòa từng trải qua một kỳ bầu cử không mấy dễ dàng để giành lại quyền kiểm soát từ tay đảng Dân chủ, vậy điều gì khiến nội bộ đảng lại chia rẽ như vậy trong việc bầu chọn Chủ tịch Hạ viện?
Sau 6 vòng bỏ phiếu trong 2 ngày qua, Hạ viện Mỹ hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát vẫn chưa bầu được chủ tịch mới, khi ứng viên hàng đầu McCarthy không giành được số phiếu cần thiết để đắc cử. Đây là lần đầu tiên trong 100 năm qua, nước Mỹ không bầu được chủ tịch Hạ viện ngay từ vòng 1 cuộc bỏ phiếu. Kết quả này không những cho thấy, nội bộ phe Cộng hòa đang chia rẽ mà còn tác động không nhỏ đến các tiến trình pháp lý khác của chính trường Mỹ.
Trong ngày họp đầu tiên của Quốc hội Mỹ khóa mới, Hạ viện Mỹ đã tổ chức bầu Chủ tịch Hạ viện theo quy định. Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất trong vòng gần 100 năm qua đã xảy ra khi ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, đảng vừa giành quyền kiểm soát tại Hạ viện, lãnh đạo đảng ông Kevin McCarthy đã thất bại trong cả ba vòng bỏ phiếu.
Trong phiên họp toàn thể vào hôm nay, Hạ viện Nhật Bản đã quyết định sẽ giải tán vào 1h chiều ngày 14/10, tức là còn chưa đầy 2 ngày nữa là nhiệm kỳ của các Hạ nghị sĩ đương nhiệm sẽ kết thúc. Hiện, các Đảng tiếp tục tranh luận về đưa ra các chính sách trọng tâm nhằm thu hút được sự quan tâm của cử tri trước ngày tổng tuyển cử 31/10 sắp tới.
Theo kết quả cuộc bầu cử hôm qua, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida đã xuất sắc vượt qua ba ứng cử viên khác trở thành lãnh đạo mới của đảng cầm quyền. Điều này gần như chắc chắn ông sẽ trở thành thủ tướng kế nhiệm Suga Yoshihide vì liên minh cầm quyền đang chiếm đa số ghế tại Hạ viện... Từng là một nhà ngoại giao và là cựu giám đốc chính sách của đảng LDP, ông Fumio Kishida dự kiến sẽ có những cải cách về chính sách đối nội và đối ngoại khi ông chính thức lãnh đạo chính phủ mới.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản hôm nay (31/8) cho biết, theo nguồn tin của chính phủ, Thủ tướng Suga Yoshihide có thể xem xét kế hoạch tổng tuyển cử mà không mà cần giải tán sớm Hạ viện. Đây được xem là một động thái hiếm có trên chính trường Nhật Bản.
Phiên xét xử luận tội cựu Tổng thống Đô-nan Trăm (Donald Trump) đã bắt đầu tại Thượng viện Mỹ ngày 09/02. Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, phản ánh:
Đang phát
Live