
Thời gian qua, xuất hiện tình trạng lợi dụng thương mại điện tử và bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng giả, lừa dối người mua hàng với nhiều chiêu thức tinh vi và diễn biến phức tạp. Trị giá hàng hoá vi phạm thường rất lớn, trong khi lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện và xử lý vụ việc gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng này, Tổng cục Quản lý thị trường vừa tiến hành ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) trong kiểm tra và xử lý đối với hàng hóa vi phạm quy định của pháp luật gửi qua đường bưu chính trong nước.
Nửa đầu năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bứt phá ngoạn mục với tổng kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước đạt 720 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.
6 tháng đầu năm nay, lực lượng Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra hơn 2700 vụ, xử lý 2.554 vụ gian lận thương mại với tổng số tiền xử lý vi phạm là hơn 73 tỷ đồng. Công tác đấu tranh chống sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, hàng không an toàn vệ sinh thực phẩm gặp nhiều khó khăn, do các vụ việc phức tạp với nhiều chiêu thức tinh vi. Chính vì vậy, nhiều đề xuất, kiến nghị của lực lượng QLTT Hà Nội cần gỡ vướng ngay để thực thi kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá đúng và trúng.
TP HCM đầu tư phát triển logistics, tạo thuận lợi xuất khẩu hàng hóa- Vietnam Airlines tích cực triển khai các biện pháp đưa cổ phiếu HVN trở lại giao dịch bình thường
6 tháng đầu năm nay, số hàng hóa vi phạm buộc phải tiêu hủy có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Trong đó, toàn bộ số hàng hoá bị tiêu huỷ đều có đặc điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ và đều không đủ điều kiện lưu thông ra thị trường với trị giá hàng hoá bị tiêu huỷ rất lớn.
Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Với quy mô 100 triệu dân, mức sống người dân ngày càng tăng, thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với các giải pháp của bộ, ngành như tập trung triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp bán lẻ đang đẩy mạnh khuyến mại, kích cầu tiêu dùng với kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho ngành bán lẻ các tháng tiếp theo.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu Tư TP.HCM (ITPC) cho biết: Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm lần thứ 2 (HCMC FOODEX 2023) sẽ được tổ chức sớm hơn 4 tháng để doanh nghiệp tăng cường kết nối giao thương và tiêu thụ hàng hóa.
Trùng Khánh, nằm ở Tây Nam Trung Quốc, giữ vai trò quan trọng trong thương mại với Đông Nam Á và châu Âu, nhờ có mạng lưới vận tải rộng lớn kết nối nhiều địa điểm. Việc tận dụng hiệu quả các tuyến vận chuyển hàng hóa đường sắt và đường cao tốc xuyên biên giới xuất phát từ thành phố này, sẽ giúp đưa hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc, từ đó nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai bên.
Hiện trung bình mỗi ngày có 60-80 phương tiện chở hàng được làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, dự báo lượng hàng hóa thông quan qua cửa khẩu này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Đang phát
Live