
- Làn sóng chuyển giao các chức danh của công ty đại chúng.- Nguồn thu dịch vụ nhiều ngân hàng giảm.- Đại hội đồng cổ đông Eximbank lần 2 lại bất thành.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid- 19 đã khiến tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, riêng lĩnh vực tiêu dùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm nay giảm 0,8% so với cùng kì ngoái. Tuy vậy, thị trường nội địa với quy mô dân số gần 100 triệu dân, được xem là 'mảnh đất' tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch. Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
- Quản lý thị trường Hải Dương đồng loạt ra quân tạm giữ gần một vạn đơn vị hàng hoá không rõ nguồn gốc, nhập lậu, giả nhãn hiệu.- Bình Dương phát hiện lượng lớn súng đồ chơi trẻ em nhập khẩu.- 4 ngày đêm kiểm đếm kho hàng lậu “khủng” tại Lào Cai: Bán trên 1.000 đơn hàng mỗi ngày.
- Thách thức về xuất xứ hàng hóa khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới.- Gian lận xuất xứ - những vụ việc điển hình.- Tìm giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa - bảo vệ sản xuất trong nước - hội nhập kinh tế quốc tế.
Kể từ khi Trung Quốc điều binh lĩnh tới dọc Đường Kiểm soát thực tế ở khu vực biên giới Trung - Ấn, làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã bắt đầu âm ỉ tại Ấn Độ. Sau đó, làn sóng này thực sự trỗi dậy sau vụ đụng độ giữa binh sĩ hai nước ở thung lũng Gan-oan hôm 15/6. Đến thời điểm này, làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt tại Ấn Độ, trong đó có việc chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp thương mại điện tử như Flipkart và Amazon India phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bán trên mạng để hạn chế hàng Trung Quốc. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ thông tin cụ thể hơn về vấn đề này:
- Quản lý thị trường Thái Nguyên: Xử phạt gần trăm triệu đồng vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu.- Tiếp tục phân loại kiểm đếm hàng hóa tại Tổng kho chứa hàng lậu tại Lào Cai.- Chưa đủ căn cứ xác định lô nhôm trị giá 4,3 tỷ đô la Mỹ gian lận xuất xứ.
100% doanh nghiệp được kiểm tra có vi phạm về gian lận xuất xứ hàng hóa- Đó là thông tin được Tổng cục Hải quan đưa ra tại cuộc họp báo chuyên đề “Hoạt động kiểm tra, điều tra phòng, chống gian lận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu của ngành Hải quan”. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN.
- Quản lý thị trường Quảng Ngãi tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm xử lý tịch thu với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng.- Phú Yên: Tạm giữ 5.400 chiếc đồng hồ hiệu Casio và nhiều hàng hóa khác không có hóa đơn, chứng từ.- Đột kích triệt phá kho chứa gần 7 tấn nguyên liệu sản xuất bim bim không rõ nguồn gốc.
- Quản lý thị trường Quảng Trị phát hiện phương tiện vận chuyển lợn chết đi tiêu thụ.- Hà Tĩnh: Bắt giữ, chuyển hình sự số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu tại Hà Tĩnh.- Bắc Ninh tiêu hủy gần 21 tấn hàng hóa đã bắt giữ trước đó.- Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất nước uống đóng bình không đảm bảo an toàn vệ sinh ở Hải Phòng.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live