- 7 dự án ngành công thương nợ quá hạn hơn 4.300 tỷ đồng tại Ngân hàng phát triển VN (VDB).- Cơ hội từ Viettel thoái vốn.- SCIC thoái vốn cả lô cổ phiếu tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Tốt nghiệp ngành Kinh tế và Đông Á học ở Đại học Bates (Mỹ), với học bổng toàn phần, Trần Thị Ngọc Hân, người đồng sáng lập, và Giám đốc Công nghệ Giáo dục tại Teky Holding- hệ sinh thái khởi nghiệp vừa được đề cử vào một trong 16 mô hình giáo dục điển hình của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020 tại Davos Thuỵ Sĩ. Ngoài ra Teky cũng nhận được chứng nhận đào tạo của tổ chức giáo dục Phần Lan cho giảng dạy STEM và công nghệ. Cô Giám đốc trẻ cũng là chủ nhân cùng đồng nghiệp sáng tạo ra sản phần phần mềm Toppy - Edtech trong mảng tiếng Anh. Top 10 hạng mục doanh nhân xã hội Đông Nam Á chương trình Women of the Future Awards. Đây là giải thưởng có uy tín ở Anh và được bảo trợ bởi cơ quan ngoại giao Anh tại Đông Nam Á Dự án khởi nghiệp được đánh giá có tầm ảnh hưởng tốt đến xã hội và là đại diện duy nhất của Việt Nam năm nay tham gia sự kiện đón tiếp riêng của đại sứ quán Australia tại Singapore trong khuôn khổ chương trình Lãnh đạo trẻ Australia – ASEAN A Emerging Leaders Program do Chính phủ Australia tổ chức. Không chỉ thành công trong khởi nghiệp lĩnh vực phần mềm dạy Tiếng Anh mà cô gái trẻ này còn tham gia nhiều hoạt động xã hội như : Diễn đàn thanh niên châu Á- Asian Youth Forum ở Tokyo Nhật Bản, Diễn đàn thanh niên trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC tại Singapore … Cùng phóng viên Thu Hiền gặp gỡ, trò chuyện với cô gái trẻ Trần Thị Ngọc Hân, đồng sáng lập và Giám đốc Công nghệ Giáo dục tại Teky Holding- hệ sinh thái khởi nghiệp để nghe chia sẻ về công việc và niềm đam mê môn Tiếng Anh.
- Vì sao những clip nhảm nhí, phản cảm, xấu độc - câu view, kiếm lời lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ? Giải pháp nào hạn chế và ngăn chặn?- Viên kim cương màu hồng tím siêu hiếm sắp được bán đấu giá lên tới 38 triệu đô-la Mỹ.- Câu chuyện về một người cha đạp xe chở con gái 4 tuổi đi hơn 4.000 km để mừng sinh nhật.- Đến với thung lũng Bắc Sơn, cảm nhận “bức bích họa” về cảnh sắc thiên nhiên và hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa, ẩm thực độc đáo của cư dân bản địa nơi đây.- Cô gái trẻ Trần Thị Ngọc Hân, Giám đốc Công nghệ Giáo dục tại Teky Holding với niềm đam mê môn Tiếng Anh.
Tính đến nay chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 16 năm, đã có trên 100.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Thành công của chương trình là đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp số ngoại tệ không nhỏ đối với nền kinh tế của Việt Nam và góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam– Hàn Quốc. Đến nay có khoảng 70.000 lượt người lao động đã về nước, đây là con số không nhỏ, là nguồn lao động quý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Để nắm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ đối với người lao động EPS về nước để tận dụng nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của đất nước Hàn Quốc này. Khách mời là ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ông Ha Sang Jin – Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, mặn xâm nhập vào các tháng mùa khô 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 36/CT-TTg yêu cầu các địa phương chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. Phóng viên Thạch Hồng phản ánh về sự chủ động trong công tác này ở Sóc Trăng:
Sự kiện thống nhất nước Đức ngày 3/10 cách đây 30 năm không chỉ mang ý nghĩa lịch sử với người dân Đức mà với cả thế giới hiện đại, đánh dấu một thành tích lớn lao của ngoại giao quốc tế. 30 năm trôi qua, nhiều sự thay đổi đã diễn ra. Những khái niệm Đông Đức – Tây Đức đã được xóa mờ ranh giới bằng nhiều cách khác nhau.
Đầu mùa khô năm nay, các bản tin thời tiết liên tục đưa ra cảnh báo về tình trạng hạn hán, mặn xâm nhập với mức độ nghiêm trọng tại khu vực ĐBSCL. Không ai có thể nghĩ rằng, Đồng bằng sông Cửu Long lại có ngày thiếu nước ngọt một cách trầm trọng như hiện nay. Thế nhưng, vài tháng trước, hàng loạt các tỉnh khu vực ĐBSCL, phải công bố tình trạng khẩn cấp về hạn, mặn. "Vựa lúa" của cả nước mỗi năm đều phải gồng mình chống đỡ lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trong cuộc làm việc mới đây nhất với các tỉnh vùng ĐBSCL, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu chính quyền địa phương và người dân cần phải nâng cao nhận thức về hạn mặn bởi đây là vấn đề “không thể tránh” và cần “sống chung”. Vậy cần phải thích nghi và vận dụng cơ hội như thế nào để ứng phó với hạn mặn, chứ không thể nóng đâu phủi đó, đối phó từng năm.
Ngày 23/9, Pháp ghi nhận thêm hơn 13 nghìn ca nhiễm vi rút Sars-CoV-2 chỉ sau 24 giờ. Một số khu vực đã rơi vào tình trạng cảnh báo tối đa do tình hình dịch bệnh diễn biến xấu nhanh. Bộ Y tế nước này công bố thêm nhiều biện pháp đối phó dịch bệnh trên toàn quốc. Phóng viên Huỳnh Điệp - Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, đưa tin:
- Tại phiên họp toàn thể Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm nay.- Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc thực hiện các dự án BT đổi đất sân bay Nha Trang cũ.- Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên chính thức của Chương trình phát triển bóng đá trẻ cấp cao Liên đoàn Bóng đá châu Á.- Mỹ tiếp tục vấp phải chỉ trích từ phía đồng minh trước tuyên bố tái khởi động lệnh trừng phạt Iran.- Hàn Quốc nhắc lại tuyên bố kết thúc chiến tranh với Triều Tiên, mở đường cho tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên.
- Thủ tướng chỉ đạo 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bằng mọi giá khắc phục hạn hán, mặn xâm nhập, không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.- Thêm nhiều Đảng bộ cấp tỉnh trong cả nước khai mạc Đại hội nhiệm kỳ mới với mục tiêu, khát vọng đưa kinh tế xã hội địa phương phát triển bứt phá, đời sống người dân được nâng cao. - Bệnh nhân cuối cùng mắc Covid-19 ở Đà Nẵng được xuất viện. Như vậy, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai tại nước ta đã được kiểm soát tốt.- Thêm một vụ phá rừng thông nghiêm trọng bằng hóa chất vừa xảy ra ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.- Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia cần tránh một cuộc chiến tranh lạnh bằng mọi giá. Cũng tại phiên họp Đại hội Đồng liên hợp quốc khóa 75 này, Tổng thống Philippin khẳng định, kiên quyết từ chối các hành vi phá hoại phán quyết về Biển Đông của Tòa trọng tài năm 2016.- Cuộc họp quan trọng Thượng đỉnh Liên minh châu Âu phải hoãn do Chủ tịch Hội đồng Châu Âu thực hiện cách ly y tế liên quan đến dịch Covid-19.
Đang phát
Live