Thực hiện phong trào “Vì đàn em thân yêu”, Tỉnh đoàn Gia Lai đã trao tặng hơn 50 mô hình sinh kế cho các em học sinh là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Ia Puch là xã vùng biên ở huyện Chư Prông, Gia Lai, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhờ phát huy tốt vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền một cách toàn diện, kinh tế- xã hội của Ia Puch đã có những bước chuyển biến đáng kể trong những năm gần đây.
Cơ sở vật chất chật hẹp, trang thiết bị, vật tư y tế thiếu thốn, tổ chức quản lý bất cập, thu không đủ chi, ... Đó là thực tế đang diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh cho người dân và điều kiện công tác của cán bộ y tế.
Phần lớn bệnh nhân lao là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn. Với thời gian điều trị kéo dài từ 6-8 tháng, thậm chí lên tới 2 năm nếu là lao kháng thuốc kéo theo chi phí rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây là khó khăn đối với bệnh nhân nghèo, đặc biệt là những bệnh nhân lao không có thẻ BHYT. Điều này cũng đồng nghĩa với muôn vàn khó khăn, thách thức để có thể xóa căn bệnh này khỏi cộng đồng vào năm 2035. Chính vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ, đảm bảo 100% bệnh nhân lao có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giúp giảm thiểu chi phí điều trị, giảm bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội.
Do mưa lớn và có lũ cục bộ, đập chính của công trình thủy điện Ia Glae 2 đang xây dựng trên suối Ia Glae, thuộc địa bàn hai xã Ia Ga và Ia Vê của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã bị vỡ trong đêm. Vụ vỡ đập thủy điện không gây thiệt hại về con người, nhưng phá hủy nhiều tài sản cây trồng của người dân.
Hiện nay, tại tỉnh Gia Lai đang có hàng trăm dự án chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Thực tế cho thấy, hàng loạt dự án chưa đảm bảo quy định về môi trường, khiến đời sống của dân cư xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý triệt để.
Những năm qua, các công ty cao su trực thuộc Binh đoàn 15 đóng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn ưu tiên tuyển dụng, đào tạo lao động người dân tộc thiểu số. Việc gắn bó với người dân địa phương không chỉ giúp ổn định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, mà đã góp phần phát triển mọi mặt đời sống của đồng bào ở vùng khó khăn nơi biên giới.
Theo thống kê, Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, với hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao. Đáng chú ý, tại tỉnh Gia Lai, bình quân mỗi năm phát hiện khoảng 650 bệnh nhân lao các thể, trong đó có trên 400 bệnh nhân lao phổi. Xu hướng phát hiện bệnh nhân lao có chiều hướng giảm nhưng tình trạng nguồn lây trong cộng đồng còn nhiều, bệnh nhân lao kháng thuốc vẫn còn là vấn đề khó khăn trong công tác phòng-chống lao. Để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, tỉnh Gia Lai đang tăng cường công tác phòng, chống, sàng lọc lao trong cộng đồng nhằm phát hiện nguồn lây, điều trị sớm và duy trì tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%.
Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp thu hút và tạo điều kiện cho lực lượng trí thức phát huy năng lực, cống hiến cho đất nước là một trong những nội dung quan trọng được Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 bàn thảo.- Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong chiến lược đưa ASEAN dẫn đầu toàn cầu về phát triển xe điện.- Xuất khẩu lâm sản có những tín hiệu phục hồi khi kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt gần 1 tỷ 300 triệu đô la Mỹ.- Gia Lai giải cứu thành công 3 thiếu niên bị mắc kẹt giữa suối trong cơn lũ chiều nay.- Lào tăng cường giám sát, quản lý tài nguyên đất hiếm.
Biên cương là cửa ngõ phên dậu của Tổ quốc, nơi các cán bộ, chiến sỹ biên phòng ngày đêm canh giữ cho sự bình yên, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Dù phải đối mặt với bao khó khăn như thử thách sức chịu đựng của con người, nhưng người lính quân hàm xanh vẫn lạc quan, tin yêu vào con đường mình đã chọn.
Đang phát
Live