Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại thành phố Fiuggi của Italia đã kết thúc sau 2 ngày họp. Ngoại trưởng các nước G7 cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ Ucraina cũng như dành cho quốc gia Đông Âu này khoản vay khủng, với trị giá lên đến 50 tỷ đô la. Quyết định này của G7 đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ucraina. Đây là lần đầu tiên G7 tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng tập trung vào lĩnh vực quốc phòng. Tham dự hội nghị ngoài các thành viên của nhóm G7, còn có sự tham dự của các đại diện Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và cuộc xung đột Nga-Ucraina chưa có dấu hiệu dừng lại, hội nghị lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng các nước G7 cho thấy những lo ngại gì của phương Tây trước những thách toàn cầu? Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích những nội dung đáng chú ý tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của nhóm G7.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực, trật tự thế giới được cho là phục vụ lợi ích cuả phương Tây, nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi là Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Braxin đang có tham vọng trở thành đối trọng kinh tế, địa chính trị của G7. Hướng tới mục tiêu này, mở rộng khối và tăng cường thương mại giữa các thành viên, thúc đẩy tái cấu trúc toàn cầu sẽ là nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc tại Nam Phi vào ngày mai (22-8).
Sáng nay 19/5, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio và phu nhân đã chào đón lãnh đạo các nước G7 nhằm mở đầu cho chuỗi các sự kiện khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G7.
Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7 tổ chức tại Hiroshima, Nhật Bản từ ngày 19-21/5 tới, bắt đầu từ hôm nay, một số hoạt động ngày thường tại khu vực hội trường diễn ra Hội nghị bị hạn chế. Đồng thời, tại thành phố Hi-rô-si-ma và một số đảo xung quanh, các biện pháp an ninh được tăng cường.
Hôm nay, tại Nagano, Nhật Bản, Hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 tiếp tục thảo luận những nội dung quan trọng liên quan đến tình hình thế giới. Đó là biện pháp tăng cường giữa các bên hướng tới thực hiện Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tình hình xung đột Nga-Ucraine, vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, hạt nhân của Triều Tiên…sẽ được các Ngoại trưởng tập trung thảo luận.
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới trong 2 ngày đã đề cập nhiều nội dung quan trọng, từ phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 tới xử lý mối quan hệ với Nga, Trung Quốc, các điểm nóng Ucraina, Triều Tiên, Iran… Nhưng điều thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế là việc lần đầu tiên Anh mời ngoại trưởng các nước Đông Nam Á (trừ Myanma) tham gia thảo luận với Ngoại trưởng các nước G7. Sự xuất hiện của Ngoại trưởng các nước ASEAN bên cạnh các nước khác như Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN trong bối cảnh nhiều quốc gia xác định đặt trọng tâm chính sách đối ngoại vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từng công bố chiến lược “Nước Anh toàn cầu” với điểm nhấn Châu Á – Thái Bình Dương, nước Anh với vai trò Chủ tịch luân phiên của G7 cũng thể hiện sự tự chủ chiến lược với EU khi thúc đẩy kết nối giữa G7 và ASEAN tại hội nghị Ngoại trưởng G7. Phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu cùng phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
ừ hội nghị nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 cho đến Thượng đỉnh tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU)… Trung Quốc luôn là chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất. Khác với dự đoán về sự thận trọng từ các đồng minh của Mỹ, sự hình thành một lập trường chung cứng rắn đối với Trung Quốc khiến giới quan sát nhận định có khả năng châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Nền kinh tế Australia đang tiếp tục phục hồi vững chắc với mức tăng trưởng đạt 1,8% trong quý I, vượt trội so với 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
sáng nay trên toàn quốc, do điều kiện đặc thù, một số địa phương tiếp tục tiến hành bầu cử sớm.- Khởi công dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt.- Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc hội đàm nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy phi hạt nhân hóa và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.- Hội nghị bộ trưởng môi trường Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) bế mạc.
Đang phát
Live