
Sau khi bỏ giãn cách vì dịch Covid-19, nhiều công ty du lịch, nhiều địa phương đưa ra những “gói” du lịch rất hấp dẫn và đảm bảo chất lượng. Đã xuất hiện nhiều tín hiệu vui từ chương trình kích cầu du lịch như vậy. Khách mời: Ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc công ty du lịch AZA Travel sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng làm sao cho hiệu quả?- Mexico ra mắt 2 dòng máy thở mới cung cấp cho các bệnh viện trong nước, giúp chữa trị các bệnh nhân mắc Covid-19.- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Cần chuẩn bị gì để bước vào kỳ thi quan trọng này?- Kích cầu du lịch: Giảm giá phải đi đôi với nâng cao chất lượng.- Khởi động giải Bùi Xuân Phái "Vì tình yêu Hà Nội" lần 13 năm 2020.
Nhanh chóng kích cầu du lịch sau đại dịch Covid-19, lượng khách nội địa đến Đà Nẵng ngày một tăng. Đây là một dấu hiệu khả quan trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch của thành phố bên bờ sông Hàn. Hiện Đà Nẵng là điểm du lịch nổi tiếng nhưng nhiều du khách cho rằng ban đêm “không biết đi đâu, chơi gì”. Theo các chuyên gia, ngay từ bây giờ Đà Nẵng phải tạo sản phẩm, dịch vụ ban đêm để duy trì sức hút cho điểm đến Đà Nẵng, từ đó làm gia tăng chi tiêu và số ngày lưu trú của du khách khi đến với thành phố này. Bài viết của phóng viên Phương Cúc tại miền Trung.
Là một trong các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tạo thêm sản phẩm, điểm nhấn thu hút du khách tại địa bàn thành phố, UBND thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra mắt làng du dịch cộng đồng Kon Kơ Tu, tin của PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên.
Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Dịch Covid-19. Đến thời điểm này, ngành du lịch tỉnh đã sát cánh cùng các doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến công tác xúc tiến du lịch gắn với xây dựng tiêu chí an toàn phòng chống dịch Covid-19; chương trình kích cầu du lịch nội địa với mức ưu đãi giảm giá các dịch vụ; xây dựng các sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chỉnh trang cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, giảm giá nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Kích cầu du lịch: Làm sao để giảm giá phải đi đôi cùng chất lượng.- Đồng bằng Sông Cửu Long có cách làm hay, huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới.
- Cần giải pháp mạnh để nền kinh tế đạt mục tiêu kép: Tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.- Du lịch Phú Quốc phục hồi sau dịch.- Trò chuyện với ông Phan Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa với chủ đề “Khát vọng nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam”.
Trong các chương trình thời sự trước, chúng tôi đã phát sóng 2 phần của Loạt phóng sự “DU LỊCH MIỀN TRUNG TÌM LỐI VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19. Việc các địa phương tung ra gói kích cầu, giảm giá sâu chỉ là giải pháp tình thế, mang tính ngắn hạn để kích thích người dân đi du lịch trở lại. Việt Nam đã qua thời “du lịch đại trà”. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng là lúc ngành du lịch Việt Nam cần xem đây là cơ hội để tái thiết du lịch bền vững và kiên cường hơn. Kết thúc loạt phóng sự này, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát sóng phần cuối với nhan đề “Biến “nguy” thành “cơ”, tái thiết du lịch”.
- Các nước ASEAN cam kết thúc đẩy hợp tác thực chất trong lĩnh vực quốc phòng.- Đẩy mạnh phát triển du lịch sau dịch covid của ASEAN.
Các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch tung ra nhiều gói kích cầu giá rẻ, giảm giá sâu, tuy nhiên lượng khách trở lại vẫn còn dè dặt. Nhiều cơ sở lưu trú, khu điểm đến và doanh nghiệp lữ hành đành chấp nhận hoà vốn, thậm chí bù lỗ thêm thời gian để nuôi dưỡng khách và nuôi dưỡng dịch vụ. Bài 2 với nhan đề “Chấp nhận hoà vốn, bù lỗ để nuôi dưỡng nguồn khách”.
Đang phát
Live