Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ, nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Việc sử dụng biện pháp hành chính là một trong những công cụ quản lý khá quan trọng để đảm bảo rằng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Và cũng là cách để người dân cũng như nội bộ cơ quan hành chính giám sát cán bộ, công chức, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thực thi công vụ. Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, làm thế nào để bộ quy tắc thực sự là công cụ quan trọng, chuẩn mực để hạn chế những bất cập của cán bộ, công chức, viên chức? Đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận về nội dung này.
Sáng 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 để xem xét, cho ý kiến về việc lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội và việc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, phương án nào tốt nhất cho người lao động?- Kho bạc Nhà nước tinh gọn bộ máy đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả- Dự luật cải cách hưu trí: “Phép thử” cho Tổng thống Pháp- Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) quy định rõ về thuế chuyển nhượng- Sắc xanh lan tỏa, VN-Index tăng hơn 9 điểm phiên chiều qua
Các giải pháp đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia- Quy định về đất đai nhiều bất cập: Dân thấm khổ, cán bộ chùn tay?- Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản, nhằm củng cố tầm quan trọng của mối quan hệ song phương trong khu vực- Nghị quyết 33 của Chính phủ- Kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khơi thông trở lại- Người dân Nhật Bản nỗ lực khôi phục ngành du lịch tại vùng biển Fukushima
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã có một số nội dung mới có thể làm thay đổi đáng kể công tác quản lý ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước và pháp luật về thuế, phí hiện hành tuy nhiên vẫn cần tiếp tục rà soát nhằm đảm bảo thống nhất giữa Dự thảo Luật Đất đai với Luật Ngân sách nhà nước và các luật về thuế, phí từ đó hạn chế việc tác động không tốt đến hệ thống tài chính công quốc gia. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” do Kiểm toán Nhà nước tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
- Hưng Yên: KCN treo 10 năm do chậm chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng - Hiệp hội Giày dép Bồ Đào Nha hướng tới nền kinh tế xanh
- Vĩnh Phúc: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật đất đai - Từ ý tưởng bao bì thay thế rác thải nhựa đến giải thưởng môi trường của Hoàng gia Anh
Tỉnh Kon Tum tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh- Dự thảo luật đất đai sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đa số người dân, chuyên gia đồng tình với việc sửa đổi luật và mong muốn dự thảo luật Đất đai làm rõ quy định mục đích, tiêu chí, trường hợp thật cần thiết phải thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi của các bên- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương khu vực ĐBSCL khẩn trương trữ nước ngọt, ứng phó với nước mặn xâm nhập gia tang- Thái Lan và Malaixia nhất trí đưa khu vực biên giới thành vùng đất hòa bình và thịnh vượng- Tổng thống Ukraine có chuyến công du một loạt nước châu Âu nhằm vận động đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU của nước này
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo dù mới đang trong quá trình thẩm định, nhưng đã vấp phải sự phản ứng của nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp. Có đến 11 Hiệp hội, ngành hàng đã gửi chung kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về 6 nội dung bất cập trong Dự thảo Nghị định mang tính thiếu khả thi, thậm chí là chưa phù hợp với Luật. Trong khi đó, Dự thảo Nghị định này được cho là sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành sản xuất và điều chỉnh các vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Một trong những thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày vừa qua là dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ Thông tin và truyền thông vừa đưa ra. Nghị định này nhằm siết chặt quản lý các hoạt động livestream, kiếm tiền trên mạng xã hội, buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Dự thảo Nghị định 72 được đưa ra trong bối cảnh việc livestream trên mạng xã hội dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: bán hàng lậu, hàng cấm; lừa đảo; khiêu dâm; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức; truyền bá tin giả. Hệ thống facebook, google đã tiếp tay cho những người lợi dụng kẽ hở luật pháp như thế nào? Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin Điện tử, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông; Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội về nội dung này.
Đang phát
Live