Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị có công suất 1.200MW được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan làm chủ đầu tư vào năm 2013. Sau 10 năm được cấp chủ trương đầu tư, do gặp nhiều khó khăn, Bộ Năng lượng Thái Lan thống nhất dừng triển khai dự án. Hiện nay, Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan đang làm các thủ tục chấm dứt dự án này. Người dân trong vùng dự án này đang trong tình trạng “đi thì dở, ở không xong” vì vướng quy hoạch suốt nhiều năm qua.
Mặc dù nhiều năm qua, thành phố Hà Nội luôn thể hiện sự quyết tâm trong xử lý các dự án chậm triển khai, nhưng thực tế cho thấy, việc hiện thực hoá nhiệm vụ này vẫn rất khó khăn. Theo thống kê, hiện Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai. Bên cạnh thiệt hại về kinh tế, các dự án dang dở, mịt mù ngày về đích này còn để lại nhiều hệ luỵ đối với mỹ quan, môi trường đô thị Hà Nội.
- Tập trung đẩy mạnh giải ngân 6 tháng cuối năm các DA giao thông- PV ông Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược & Phát triển giao thông về đầu tư công nghệ, tăng kết nối, giảm chi phí logistics- Kinh tế TP.HCM đã chạm đáy, bước sang giai đoạn bứt phá trở lại
Bộ Tài chính ký 3 thỏa thuận vay của Nhật Bản, tổng giá trị lên tới gần 61 tỷ Yên.- Hà Nội chấm dứt hoạt động đầu tư hơn 100 dự án.- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, dòng tiền chảy mạnh, nhóm cổ phiếu nông nghiệp khởi sắc.
Tháng 7 này Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, TP.HCM sẽ tiến hành rà soát toàn bộ các dự án quy hoạch quá hạn trên địa bàn huyện gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và lãng phí nguồn lực đất đai. Trên địa bàn huyện Bình Chánh có 323 dự án xây dựng. Trong đó, có khoảng 100 dự án xây dựng nhà ở xã hội, hạ tầng xã hội và các dự án khác không phải vốn của ngân sách Nhà nước. Trong số này, qua rà soát vào tháng 6/2022 có 92 dự án quy hoạch quá hạn, nhiều dự án đã “treo” 20-30 năm. UBND huyện Bình Chánh đã đề xuất thu hồi, hủy bỏ 52 dự án quá 3 năm không triển khai thực hiện, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Sau nhiều nỗ lực trong công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là giải phóng mặt bằng, đền bù hỗ trợ tái định cư cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng, Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội đã chính thức được khởi công. Giải phóng mặt bằng, nhất là ở các thành phố lớn, luôn là khâu khó khăn nhất. Thế nhưng, chỉ 1 năm kể từ khi Quốc hội có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án Đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội – đến nay công trình trọng điểm quốc gia này đã hoàn thành trên 80% khối lượng giải phóng mặt bằng. Riêng thành phố Hà Nội đạt 84%, vượt tiến độ đề ra, đảm bảo điều kiện khởi công dự án. Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đã lập kỷ lục về giải phóng mặt bằng nhanh. Bằng cách nào Hà Nội giải được bài toán khó này? Bài học nào cho các địa phương từ việc triển khai Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội? Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH cùng bàn luận câu chuyện này.
Khởi công Dự án vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội vào ngày 25/6.- Ngân hàng điều chỉnh lợi nhuận năm 2023.- Lựa chọn nhà thầu cho "siêu" gói thầu nhà ga sân bay Long Thành đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả…
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác xúc tiến đầu tư sau Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa diễn ra đầu tháng 4 vừa qua.
Sau một thời gian vắng bóng, nữ ca sỹ Thu Minh vừa trở lại showbiz với dự án mang tên “Muse It” do chính cô trực tiếp sáng tạo, với mong muốn tạo ra một không gian trình diễn âm nhạc và chuyện trò cởi mở, thân tình và chân thành nhất với các đồng nghiệp. MUSE IT phát âm gần giống với MUSIC – âm nhạc - là thành tựu đáng tự hào nhất với Thu Minh, lại vừa mang ý nghĩa, "nàng thơ" mong muốn truyền cảm hứng sáng tạo và những năng lượng tích cực đến với công chúng. Nữ ca sĩ chủ trì và dẫn dắt 15 tập phát sóng lần lượt hàng tuần trên kênh Youtube cá nhân với 15 khách mời là các nghệ sĩ tên tuổi. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về dự án mới lạ này của ca sỹ Thu Minh.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long kết nối khu vực với hệ thống đường cao tốc quốc gia có tổng mức đầu tư gần 44,7 nghìn tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng là một trong 6 tuyến cao tốc thay đổi Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các trung tâm kinh tế trong khu vực, các cảng biển và cửa khẩu quốc tế, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp trong vùng; từng bước hình thành trục kết nối, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ và phát lệnh khởi công dự án.
Đang phát
Live