Đại dịch Covid-19 là hoàn toàn có thể ngăn chặn được và thế giới cần nhanh chóng rút ra những bài học từ kinh nghiệm “xương máu” này. Đây là một trong những nội dung được đề cập trong báo cáo mang tên “Covid-19: Hãy biến nó trở thành đại dịch cuối cùng” được Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố.
Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta. Với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng và đã có nhiều trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại khu công nghiệp như tại Hải Dương, Bắc Giang… Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Nếu như ở giai đoạn đầu khi dịch COVID-19 xuất hiện ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa - ở cả 2 chiều: nguồn cung nguyên liệu và đầu ra cho quá trình sản xuất - thì giờ đây, COVID-19 đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không còn khó khăn về nguyên liệu sản xuất cũng như đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (như dệt may, da giày…) đã có đủ đơn hàng cho cả năm, nhưng mối lo về môi trường làm việc an toàn, thiếu công nhân, lao động, việc làm… lại đang hiện hữu. Cộng đồng doanh nghiệp - chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã khó khăn trước tác động của đại dịch COVID-19 gần 2 năm qua, nay lại càng khó khăn hơn, cần những giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh bàn luận về vấn đề này.
- Lục Ngạn, Bắc Giang: Phương án tiêu thụ vải thiều khi dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp. - Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản thời Covid. - Gia Lai: Nhãn hiệu hồ tiêu Chư Sê trước nguy cơ biến mất.
Trước tình trạng liên tục xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và đặc biệt đã có nhiều học sinh, giáo viên là F1 của các ca bệnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình thực tiễn địa phương. Hàng chục tỉnh, thành đã cho học sinh tạm dừng đến trường, đồng thời chuyển sang dạy học trực tuyến để duy trì, nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo đúng kế hoạch. Do đã có kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng dạy học trực tuyến từ những đợt dịch trước đây, lần này việc học trực tuyến cơ bản ổn định hơn. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở giáo dục chưa quen với việc kiểm tra, đánh giá định kỳ trực tuyến do chưa có tiền lệ. Trong khi đó, đây là giai đoạn “nước rút” của cả học sinh và thầy cô khi phải hoàn thành các bài kiểm tra cuối kỳ, nhất là kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhiều trường, lớp hiện nay vẫn chưa hoàn thành các bài kiểm tra cuối kỳ, công tác ôn tập cho học sinh lớp 9, lớp 12 cũng bị ảnh hưởng. Ðiều này khiến cho không ít phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. "Dịch COVID-19: Linh hoạt trong dạy học, kiểm tra trực tuyến” là nội dung PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn luận.
Bắc Ninh đang là tâm điểm của đợt dịch COVID-19 này, khi toàn tỉnh ghi nhận 103 ca mắc và nghi mắc (tức là dương tính lần 1 với virut sars covi2), trong đó chủ yếu ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành và huyện đã thực hiện giãn cách toàn huyện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.Đây cũng là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp và công nhân nhất cả nước với 10 khu công nghiệp tập trung, 330 nghìn công nhân lao động. Vậy công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch, và ngăn chặn dịch xâm nhập vào các khu công nghiệp được địa phương đang triển khai ra sao? Phóng viên Đài TNVN đã kết nối được điện thoại với ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh thông tin về nội dung này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa 15 tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại hai huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn, TPHCM.- Dịch COVID-19 đã lan ra 26 tỉnh thành phố. Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống dịch yêu cầu các địa phương đặc biệt quân tâm chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp và các khu vực trọng yếu khác. Ban Chỉ đạo cũng ra công văn khẩn yêu cầu xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị không tuân thủ quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.- Bắc Ninh - một trong những địa phương có rất nhiều ca mắc trong đợt dịch này đang triển khai việc ứng phó, chuyển từ trạng thái phòng thủ sang chủ động tấn công, dập dịch ra sao để bảo vệ an toàn các khu công nghiệp trong điểm của tỉnh?- Thêm 6 toa tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cập cảng ở TPHCM. Từ thời điểm này, công tác sản xuất, kiểm tra và nhập các đoàn tàu tiếp theo về nước ta sẽ được tăng tốc theo tiến độ thực hiện của dự án.- Liên minh Châu Âu thông báo sẽ không gia hạn hợp đồng mua vắc-xin COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn vào tháng 6 tới.- Chính quyền quân quản Myanmar phê chuẩn các dự án đầu tư trị giá gần 2 tỷ 800 triệu USD trong bối cảnh phần lớn hoạt động kinh tế của nước này bị tê liệt do các cuộc biểu tình kể từ khi quân đội lên nắm quyền hồi đầu tháng 2 năm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị phải xây dựng kịch bản cụ thể cho cấp, ngành, đơn vị mình ứng phó hiệu quả với dịch bệnh COVID-19.- Ngành công thương khẳng định đảm bảo nguồn cung, không có hiện tượng tích trữ và khan hiếm hàng hóa tại các địa phương.- 36 địa phương chưa hoàn thành thu thập thông tin điều tra cơ sở hành chính.- Bê-la-rút chính thức ký sắc lệnh về bảo vệ chủ quyền và cấu trúc hiến pháp.- Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới theo những cách thức phù hợp với điều kiện dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 26 tỉnh, thành phố của nước ta, với tốc đô lây nhiễm rất nhanh và khó lường trong 10 ngày qua.- “Dứt khoát xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra dịch bệnh, trì trệ sản xuất do nguyên nhân chủ quan. Chúng ta không thể lơ là, chậm trễ hơn nữa” - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tại cuộc họp khẩn trực tuyến với Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch covid -19 và 6 tỉnh biên giới Tây Nam.- Thay mặt các ứng cử viên tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại thành phố Hải Phòng, CTQH Vương Đình Huệ cho rằng, nếu ngồi phòng lạnh để làm luật và nghị quyết thì sẽ không sát thực tế, không lắng nghe được người dân muốn gì.- Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet trong nước triển khai các biện pháp kỹ thuật chặn truy cập các website vi phạm bản quyền kênh chương trình phát thanh thuộc sở hữu của Đài Tiếng nói Việt Nam.- Nước Nga phô diễn dàn vũ khí hùng mạnh trong lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm Ngày chiến thắng phát xít, trong cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.- Lào có bệnh nhân COVID-19 đầu tiên tử vong là một phụ nữ Việt Nam 53 tuổi.- Trong lúc bức tranh COVID-19 thế giới vẫn đan xen các mảng màu sáng tối, thì các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ngải cứu chứa hoạt chất chống vi-rút Sars Cov-2 rất hiệu quả.- Trung Quốc thông báo mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B Y2 rơi xuống Ấn Độ Dương.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Ngãi lên phương án đảm bảo công tác y tế, an toàn phòng chống dịch tại các Hội nghị tiếp xúc cử tri và cuộc bầu cử sắp đến.
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vùng ĐBSCL vẫn đang ổn định và có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Lượng đơn đặt hàng và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp đều tăng rõ rệt. Đây là một tín hiệu đáng mừng và là tiền đề cho việc cải thiện các hoạt động kinh doanh trong quý II/2021, khi nhiều doanh nghiệp lạc quan về tình hình tăng trưởng doanh thu do thị trường dần hồi phục.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)