VOV1 - Cây dược liệu là ngành hàng tiềm năng của Việt Nam, với nguồn gen phong phú, Việt Nam thuộc top 3 thế giới về tài nguyên dược liệu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần đội ngũ nhân lực chất lượng, biết ứng dụng công nghệ, bảo tồn và thương mại hóa sản phẩm trên nền tảng số.
VOV1 - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa giao UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục chủ trì, tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan, tiếp tục rà soát, hoàn thiện Đề án “Phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
VOV1 - Nhu cầu sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu chăm sóc, bảo vệ sức ngày càng cao. Trong khi đó, Việt Nam có nguồn tài nguyên cây dược liệu rất lớn, nhiều loài đặc hữu quý hiếm, dược phẩm còn là một trong các ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Việt Nam tụt hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh: Thách thức khi thực hiện mục tiêu đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2.- Ai Cập hợp tác Meta ra mắt trải nghiệm thực tế ảo tăng cường tại bảo tàng thu hút du khách
Nghị quyết số 09-NQ/TU do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XV) năm 2019 về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt mục tiêu quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trong tự nhiên; hình thành các vùng dược liệu gắn với cơ sở chế biến tại địa phương. Đến nay, những kết quả bước đầu thực hiện nghị quyết đã mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân Gia Lai từ cây dược liệu.
Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm gần đây tỉnh Kon Tum đẩy mạnh việc phát triển cây dược liệu với quyết tâm đưa tỉnh thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025. Thực tế cho thấy việc phát triển cây dược liệu ở tỉnh Kon Tum đang mang lại lợi ích kép cho cả người dân và chính quyền vì vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại vừa quản lý bảo vệ được rừng.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam lồng ghép nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để liên kết, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Khu vực miền núi và vùng đồng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam dần hình thành nhiều hợp tác xã, chuỗi liên kết sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tạo nên những sản phẩm chất lượng cao. Tỉnh Quảng Nam phấn đấu trở thành vùng dược liệu đại diện cho miền Trung và Tây Nguyên.
Thời gian qua, Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) liên tục nhận được những phản ánh, khiếu nại của các lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị mạo danh, quảng cáo quá lời trên mạng xã hội, gây mất uy tín và đe dọa sức khỏe của người dân. Việc xử lý vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn. Đó là một trong những nội dung được Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết tại cuộc họp báo diễn ra chiều 06/11, ở Hà Nội.
Khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu từ thiên nhiên đang là một trong những hướng đi mới của nông dân và HTX ở Sơn La. Những sản phẩm dược liệu mang hương vị đặc trưng của núi rừng vùng cao đã, đang được tạo nên bởi những bàn tay cần cù, sáng tạo của người dân nơi đây.
Chủ trương đầu tư, phát triển, chế biến dược liệu mà tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện đang là chìa khoá mở ra cơ hội thoát nghèo cho người Xơ Đăng. Với chính sách của tỉnh, bà con dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao, gồm: Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông có điều kiện để trồng nhiều loại cây dược liệu, bước đầu tăng thu nhập, cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.
Đang phát
Live